SÁCH TƯƠNG TÁC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA BÉ - Th.S Lê Ngọc Bảo Trâm

05/07/2023 1924

Mục lục

    Từ những giao tiếp đầu tiên với ba mẹ qua tiếng khóc, phản xạ về cử chỉ và điệu bộ, bé sẽ dần dần phát triển ngôn ngữ như một phương tiện trong hoạt động giao tiếp với bản thân và thế giới xung quanh mình.

     

    Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn từ 0-6 tuổi

    Trong tiến trình phát triển, sự phát triển ngôn ngữ của bé sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau:

    Từ 0 đến 6 tháng tuổi

    Hoạt động giao tiếp của bé được thể hiện qua hình thức phản xạ với giọng nói của người lớn. Lúc này, ngôn ngữ của bé có thể là các tiếng khóc khác nhau, cử chỉ (lắc đầu, gật đầu, cười, …) hay phát ra âm thanh để thể hiện mong muốn của mình.

    Từ 7 đến 18 tháng

    Bé bắt đầu phát âm để trả lời khi được gọi tên, thậm chí có thể bập bẹ từ 1 đến 2 âm tiết “ba ba”, “ma ma” khi nhìn thấy ba, mẹ. Càng về sau, các âm tiết của bé càng nhiều hơn, phát âm cũng tốt hơn và vốn từ cũng được tăng thêm. Lúc này, bé có thể dùng giọng và cử chỉ để bày tỏ mong muốn của mình. Thông qua việc lắng nghe người lớn trò chuyện, bé có thể bắt chước nói các từ đơn, từ mới, thậm chí hát theo. Trong giao tiếp với người lớn, bé cũng có thể hiểu một số câu đơn giản như: Cái gì? Ai đây?

    Từ 19 đến 24 tháng

    Bé có thể bắt chước 2 đến 3 từ, nói được câu kết hợp 2 từ, đặc biệt là gọi tên mình khi muốn nói về bản thân. Trong giai đoạn này, quá trình tương tác với ngôn ngữ thường xuyên sẽ giúp bé thường xuyên có từ mới. Nhờ vậy, bé có thể phối hợp các từ để tạo câu đơn giản có động từ, danh từ, tính từ như: bé ăn, hoa đẹp, bánh ngon quá, … Trong giao tiếp với người lớn, bé có thể hỏi các câu đơn giản như: Cái gì? Ai đây?

    Từ 2 đến 3 tuổi

    Vốn từ của bé trở nên phong phú hơn (khoảng 900 từ), nói được câu có 3 đến 4 từ và phát âm cũng rõ hơn. Vì vậy, bé có thể dùng ngôn ngữ một cách phức tạp hơn như: dùng danh từ riêng (con, mẹ, ba, bà, ông, dì, …), đại từ xưng hô (con, mẹ, em, …). Ngoài ra, bé còn có thể dùng câu phủ định (con không ăn, mẹ không cho con, …), gọi tên các màu cơ bản, lặp lại các cụm từ, đọc được bài thơ hay hát. Trong giai đoạn này, bé có khả năng gắn từ với sự vật/ sự việc/ người/ hành động mà từ biểu thị thông qua việc: hiểu lời nói của người lớn và hình thành ngôn ngữ riêng của mình. Điều này giúp bé học hỏi và khám phá về thế giới xung quanh, nâng cao năng lực nhận thức, cũng như kỹ năng giao tiếp của bé.

    Từ 3 đến 6 tuổi

    Trong giai đoạn này, sự phát triển ngôn ngữ của bé diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng. Bé có thể nghe và nói được câu đầy đủ, phức tạp, có ngữ âm, ngữ điệu và ngữ pháp. Càng về sau, ngôn ngữ của bé càng trở nên mạch lạc, có sự kết hợp nhuần nhuyễn với tư duy để giúp lời nói trở nên có tính mục đích và suy luận hơn. Lúc này, ngôn ngữ đã trở thành phương tiện giao tiếp và tư duy chủ yếu của bé, tạo tiền đề cho bé chuẩn bị vào lớp 1.

     

    Có thể nói, 0 đến 6 tuổi là giai đoạn bé hình thành và phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ, nên sự tương tác và hình thức tương tác có thể được ví như nước và chất khoáng cho cây.

    Đọc sách là thói quen tốt giúp bé nâng cao về năng lực ngôn ngữ

    Bên cạnh hoạt động giao tiếp thường xuyên mỗi ngày, từ lâu, đọc sách được xem là thói quen tốt giúp bé nâng cao về năng lực ngôn ngữ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc người lớn đọc to cho trẻ sơ sinh đến dưới 3 tuổi sẽ giúp các bé phát triển các năng lực về kiến thức từ vựng và kiến thức thế giới để có kỹ năng đọc sau này (Wright, 2018-2019). Ngoài ra, việc đọc to cũng góp phần nâng cao sự phát triển từ vựng ở các bé trong giai đoạn 3 đến 6 tuổi (Robbins & Ehri, 1994; Whitehurst et al., 1999). Thậm chí, trẻ em 4 tuổi đọc sách và tham gia các hoạt động tương tác khi đọc sách có thể thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và kỹ năng đọc viết (Wasik et al., 2001).

     

    Ngoài ra, việc đọc sách cũng góp phần giúp bé nắm bắt ngữ cảnh trong nội dung trò chuyện giữa mình và người khác. Điều này giúp bé hiểu và biết cách sử dụng từ ngữ phù hợp với các bối cảnh khác nhau. Đặc biệt, trong hoạt động đọc sách cùng bé, ba mẹ trò chuyện hoặc có hoạt động tương tác quanh nội dung trong sách thì bé sẽ có năng lực về từ vựng tốt hơn so với việc ba mẹ chủ yếu chỉ tập trung vào nội dung trong sách (Detemple & Snow, 1992; Haden et al., 1996). Vì vậy, dù bản thân sách và việc đọc sách đã mang sứ mệnh về phát triển về ngôn ngữ cho trẻ, song, so với nội dung của sách thì cách thức đọc sách cho bé từ 0 đến 6 tuổi có vai trò quan trọng hơn.

    Sách tương tác và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0-6 tuổi

    Xuất phát từ lý do trên, các sách dành cho trẻ em từ 0 đến 6 tuổi luôn được chú trọng về hình ảnh và màu sắc trong thiết kế, nhằm mang lại trải nghiệm ý nghĩa cho các đọc giả nhí. Trong đó, sách tương tác (interactive books) đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, đặc biệt ở những nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức. Khác với sách truyền thống, dòng sách tương tác đã mở rộng phạm vi trải nghiệm, vượt qua giới hạn của việc đọc - kể - nghe thông thường để hướng cha mẹ và các bé tham gia tương tác đa chiều với nội dung trong sách thông qua các giác quan và vận động. Nhờ vậy, bé vừa thích thú với quyển sách, vừa yêu thích việc đọc sách và có thể duy trì mỗi ngày. Bé có thể trải nghiệm đa dạng với các sách tương tác khác nhau, như:

    Sách tương tác âm thanh

    Sách âm thanh thế giới động vật

     

    Khi “chơi” với sách tương tác âm thanh, bé được khuyến khích lật - mở các ô để cùng khám phá các hình ảnh. Mỗi hình ảnh sẽ tương ứng với âm thanh của từ vựng. Các bé từ 0 đến 3 tuổi có thể làm quen với từ vựng gần gũi trong cuộc sống hàng ngày như chủ đề động vật xung quanh. Từ hình ảnh của chú mèo, bé thực hiện thao tác bấm nút âm thanh để nghe tiếng “meo meo”. Kích thích âm thanh đi kèm với hình ảnh minh hoạ dễ thương sẽ giúp bé ghi nhớ từ vựng lâu hơn.

    =>> Tìm hiểu thêm về "Sách âm thanh thế giới động vật" TẠI ĐÂY!

     

    Sách Âm thanh Bé ngoan học lễ phép

     

    Bé từ 3 đến 6 tuổi được học các câu giao tiếp thông qua thao tác bấm nút âm thanh để theo dõi một câu chuyện như: Cháu chào hai bác ạ. Em chào chị!, em mời chị ăn bánh, chị cảm ơn em nha, ….. Đây cũng chính là mô phỏng giúp bé nắm bắt ngữ cảnh của từ vựng, nhờ vậy sẽ ghi nhớ vốn từ và cách diễn đạt câu và vận dụng phù hợp bối cảnh trong cuộc sống thường ngày.

    =>> Tìm hiểu thêm về Sách Âm thanh Bé ngoan học lễ phép TẠI ĐÂY!

    Sách tương tác lật-mở, xoay ô

    Thông qua việc thực hiện các tương tác hành động, bé được kết nối giữa từ ngữ với biểu tượng (sự vật/ sự việc/ con người/…) để học từ vựng mới.

     

    Sách chuyển động thông minh đa ngữ Động vật nuôi

     

    Để trả lời cho câu hỏi “con gì đang vui đùa với cuộn len ấy nhỉ?”, bé nhìn vào hình ảnh có 2 con mèo và cuộn len ở giữa. Khi bé dùng ngón tay để di chuyển một lỗ tròn thì cuộn len cũng di chuyển qua lại trong ô. Việc nhìn hình ảnh minh hoạ kết hợp với trải nghiệm bằng hành động không chỉ cung cấp khái niệm về “con mèo” mà còn sẽ giúp bé hiểu hoạt động vui đùa của 2 con mèo với cuộn len diễn ra như thế nào.

    =>> Tìm hiểu thêm về "Sách chuyển động thông minh đa ngữ Động vật nuôi" TẠI ĐÂY!

     

    Sách lật mở khám phá 100 số đếm đầu tiên

     

    Ngoài ra, để có vốn từ vựng về số đếm và dãy số, bé được lật-mở các ô để nhìn chữ số từ 1 đến 100, đếm số lượng của các vật khác nhau để trả lời đúng câu hỏi. Tương tự như trên, việc thao tác trên các ô sách bằng sự tiếp xúc của ngón tay kết hợp với hình ảnh về số sẽ giúp bé vừa hiểu được khái niệm số gắn với từ chỉ số lượng.

    =>> Tìm hiểu thêm về Sách lật mở khám phá 100 số đếm đầu tiên TẠI ĐÂY!

    Sách chiếu bóng

    Sách chiếu bóng Sự tích cây nêu ngày Tết

     

    Sách chiếu bóng được mở ra trong một căn phòng tối, cùng sự trợ giúp của chiếc đèn. Các hình ảnh trên trang sách lần lượt được chiếu sáng và xuất hiện trên tường sẽ biến căn phòng trở thành một rạp phim nhỏ. Cùng với kích thích thị giác, bé sẽ được nghe ba mẹ kể câu chuyện một cách vô cùng thú vị dù ở độ tuổi nào. Điều này sẽ giúp bé chú ý lắng nghe từng lời thoại của nhân vật, hứng thú để bắt chước và minh hoạ theo. Đây cũng là cơ hội để bé tăng vốn từ vựng và học cách diễn đạt câu.

    =>> Tìm hiểu thêm về Sách chiếu bóng Sự tích cây nêu ngày Tết TẠI ĐÂY!

    Sách tương tác sờ - chạm

    Sách Sờ chạm khám phá- Thế giới thực vật - Khám phá khu vườn kỳ diệu

     

    Với sách tương tác về xúc giác, bé được trải nghiệm các bề mặt của vật thông qua hoạt động sờ, chạm vào vật được mô phỏng trên trang sách. Qua đó, việc tiếp thu từ vựng được thông qua sự kết hợp đa giác quan như: thị giác (mắt nhìn vào hình ảnh hoa hồng và từ “hoa hồng”), xúc giác (sờ chạm vào cánh hoa để cảm nhận độ trơn mịn) và thính giác (nghe người lớn gọi tên “hoa hồng”). Đây chính là cách thức tối ưu để kích thích trí nhớ làm việc, giúp bé ghi nhớ từ tốt hơn.

    =>> Tìm hiểu thêm về "Sách Sờ chạm khám phá- Thế giới thực vật - Khám phá khu vườn kỳ diệu" TẠI ĐÂY!

    Sách Big Books

    Một trong những sách tương tác đặc biệt dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi có sự quan tâm và yêu thích các chủ đề về vũ trụ/ thiên văn, động vật, … là Big Books.

    Cuốn sách khổng lồ về các loài động vật biển

     

    Với hoạt động lật - mở, các hình ảnh và kiến thức được mở rộng hơn trang sách tưởng như không giới hạn. Bằng sự kích thích thị giác không gian, tính chất rộng lớn và vô hạn của vũ trụ hay sự đa dạng của thế giới động vật được mô phỏng để giúp bé ghi nhớ các thông tin dễ dàng và lâu hơn. Do đó, bé càng có điều kiện tiếp xúc với sách và tham gia các tương tác cùng sách sẽ càng có cơ hội lưu trữ và sử dụng vốn từ vựng một cách tích cực, chủ động. Ba mẹ biết không, có một “quyển sách tương tác” vô cùng tuyệt vời khác cần có trong giờ đọc sách mỗi ngày của bé nữa, đó chính là ba mẹ.

    =>> Tìm hiểu thêm về "BIG BOOK - Cuốn sách khổng lồ về các loài động vật biển" TẠI ĐÂY!

     

    Tài liệu tham khảo:

    1. Robbins, C., & Ehri, L. C. (1994). Reading storybooks to kindergartners helps them learn new vocabulary words. Journal of Educational Psychology, 86(1), 54–64. https://doi.org/10.1037/0022-0663.86.1.54

    2. Crone, D. A., & Whitehurst, G. J. (1999). Age and schooling effects on emergent literacy and early reading skills. Journal of Educational Psychology, 91(4), 604–614. https://doi.org/10.1037/0022-0663.91.4.604

    3. DeTemple, J. E., & Snow, C. S. (1992, April). Styles of parent-child book reading as related to mothers' views of literacy and children's literacy outcomes. Paper presented at the Conference on Human Development, Atlanta, GA.

    4. Haden, C. A., Reese, E., & Fivush, R. (1996). Mothers' extratextual comments during storybook reading: Stylistic differences over time and across texts. Discourse Processes, 21(2), 135–169. https://doi.org/10.1080/01638539609544953

    5. Wasik, B. A., & Bond, M. L. (2001). Beyond the pages of a book: Interactive book reading and language development in preschool classrooms. Journal of Educational Psychology, 93(2), 243–250. https://doi.org/10.1037/0022-0663.93.2.243

    6. Wright, T.S. 2018-2019. “The Power of Interactive Read-Alouds.” American Educator 42 (4): 4–8.

     

    CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    1. Vai trò của sách tương tác với sự phát triển các giác quan của trẻ  - Th.S Lê Ngọc Bảo Trâm

    2. Vai trò của các giác quan đối với sự phát triển tâm lý của trẻ 0-6t

    3. SÁCH TƯƠNG TÁC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA BÉ - Th.S Lê Ngọc Bảo Trâm

    4. SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ GIAI ĐOẠN 0-6 TUỔI - Th.S Lê Ngọc Bảo Trâm

    5. SÁCH TƯƠNG TÁC PHÁT TRIỂN CẢM XÚC CỦA TRẺ 0-3 TUỔI - Th.S Tâm lý Lê Ngọc Bảo Trâm

    6. SÁCH TƯƠNG TÁC PHÁT TRIỂN CẢM XÚC CỦA TRẺ 3-6 TUỔI - Th.S Tâm lý Lê Ngọc Bảo Trâm

    7. SÁCH TƯƠNG TÁC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG TINH CHO BÉ 0-6 TUỔI - Th.S Tâm lý Lê Ngọc Bảo Trâm

     

    =>> Tìm hiểu thêm về sách tương tác thông minh

     

     

    Đọc tiếp

    Tags

    Tin liên quan

    Lên đầu trang