SÁCH TƯƠNG TÁC PHÁT TRIỂN CẢM XÚC CỦA TRẺ 0-3 TUỔI - Th.S Tâm lý Lê Ngọc Bảo Trâm

31/08/2023 189

Mục lục

    Cảm xúc là phản ứng của chúng ta đối với một trạng thái sinh lý và kích thích (Fredrickson, 2011; Holmgren et al., 2019). Trong đó, biểu hiện đặc trưng của cảm xúc (như sợ hãi, xấu hổ, …) được xác định bởi ý nghĩa nhất định của sự kiện như: cảm xúc sợ hãi xuất hiện khi ta đối diện với mối đe doạ, nếu sự việc có liên quan đến sự phản đối của người khác thì cảm xúc xấu hổ sẽ xuất hiện (APA). Nhờ cảm xúc, trẻ có thể biểu đạt được những trạng thái bên trong, nhu cầu của bản thân trong quá trình tương tác với người lớn để sinh tồn và phát triển. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng trí tuệ cảm xúc có mối quan hệ mạnh mẽ với sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần và kết quả học tập của trẻ (Ramalho & Morin, 2010). Hơn hết, trí tuệ cảm xúc đã được chứng minh là có thể được phát triển qua giáo dục (Di Fabio & Kenny, 2011). Sự phát triển cảm xúc của bé trong giai đoạn 0-6 tuổi gắn liền cùng quá trình tương tác với các thành viên trong gia đình, hình thành và phát triển sự tự nhận thức về bản thân.

    Sự phát triển cảm xúc của trẻ trong giai đoạn 0-3 tuổi

    Thông qua các giác quan, bé tiếp nhận sự tương tác từ người lớn, môi trường xung quanh và bày tỏ cảm xúc như: tỏ ra vui khi nghe giọng nói của mẹ, lo lắng khi không nhìn thấy mẹ; mỉm cười và thoải mái khi nếm chất ngọt, nhăn mặt và khó chịu khi nếm vị đắng và chua (Kaijura và cs, 1992). Theo nhà Tâm lý học John Bowlby, trong giai đoạn 0-2 tuổi, bé phát triển mối quan hệ gắn bó với mẹ hoặc người chăm sóc chính thay thế mẹ (như ba, bà, …). Do đó, khi được ở bên cạnh mẹ hoặc chơi cùng sẽ mang đến cho bé những cảm xúc dễ chịu, ngược lại, việc chia tách mẹ sẽ làm bé cảm thấy lo lắng hoặc có cảm xúc khó chịu. Những lúc khó chịu, bé sẽ làm một số hành động tự xoa dịu mình như: khóc hoặc bú tay.

     

    Ba mẹ có thể nhận thấy bé thường bộc lộ cảm xúc cơ bản như: khó chịu, thích thú, tức giận, sợ hãi, buồn bã và phấn khích. Cảm xúc có thể được xem như là “công cụ” giúp bé bày tỏ nhu cầu của mình để được người lớn nhận ra và đáp ứng nhu cầu đó. Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn bé đang học cách nhận ra biểu cảm của các cảm xúc thường ngày thông qua cách quan sát biểu cảm của người xung quanh. Càng lớn hơn,  bé trải nghiệm những cảm xúc càng phức tạp hơn như xấu hổ, tội lỗi và tự hào. Lúc này, bé có thể sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ và điều chỉnh cảm xúc như: nói ra rằng con đang sợ, con buồn quá, con vui quá, … (Tanya và cs, 2022).

    Sách tương tác phát triển cảm xúc của trẻ từ 0-3 tuổi

    Việc được trò chuyện, chơi, đọc sách liên quan đến chủ đề về cảm xúc sẽ trở thành cơ hội quý giá giúp bé học hỏi và gia tăng vốn từ vựng về cảm xúc, cũng như hiểu về các loại cảm xúc của mình và người xung quanh. Để làm được điều này, sách tương tác sẽ là công cụ hữu ích giúp ba mẹ đọc sách và chơi cùng bé, mặt khác, những câu chuyện và/hoặc hình ảnh trong sách cũng có thể trở thành chủ đề để ba mẹ và bé trò chuyện với nhau về cảm xúc.

     

    Sách tương tác phát triển cảm xúc của trẻ từ 0-3 tuổi

    Sách Lift-the-flap “Cảm xúc là gì nhỉ?”

    Bé sẽ được làm quen với nhiều bạn nhỏ khác nhau và cùng trả lời câu hỏi về cảm xúc liên quan đến những tình huống thường ngày của các bạn.

    Ví dụ: Sam đã đọc một cuốn sách, đi đến công viên chơi đá bóng cùng bạn và ăn một cây kem ốc quế thì “bé thử nghĩ xem bạn Sam đã cảm thấy như thế nào nhỉ?”, “vui vẻ hay buồn bã?”. Để trả lời câu hỏi này, bé có thể lật ô để xem hình vẽ khuôn mặt biểu cảm vui vẻ và buồn bã của bạn Sam, sau đó lựa chọn khuôn mặt phù hợp với tình huống trên.

    Sách Lift-the-flap “Cảm xúc là gì nhỉ?” giúp trẻ 0-3 tuổi phát triển cảm xúc

     

    Hoạt động này sẽ giúp bé học về biểu cảm trên khuôn mặt (miệng cười, mắt mở to) tương ứng với điều bé cảm thấy (thoải mái, vui vẻ), và gọi tên bằng từ chỉ cảm xúc tương ứng (vui vẻ). Ngoài Sam, những bạn nhỏ còn lại như Mia, Olivia, … cũng sẽ mang đến cho bé trải nghiệm về các cảm xúc khác như lo sợ/ điềm tĩnh, chán ghét/ thích thú, … Sự xuất hiện của các cặp cảm xúc đối lập nhau qua mỗi tình huống sẽ giúp bé phân biệt các loại cảm xúc khác nhau qua biểu cảm gương mặt và tình huống câu chuyện.

     

    Một lời mời xuất hiện ở mỗi tình huống là “Hãy kể một lần bé có cảm xúc giống bạn (Sam)” chính là cơ hội tuyệt vời để ba mẹ bắt đầu trò chuyện cùng bé về cảm xúc. Ba mẹ có thể kể cho bé nghe về một câu chuyện của mình khi có cảm xúc vui vẻ giống bạn Sam, sau đó sẽ đến lượt bé. Hoạt động này sẽ giúp bé liên hệ với khái niệm cảm xúc “vui vẻ” đã được học từ bạn “Sam”, từ ba mẹ với bản thân mình, tạo ra không gian kết nối ấm áp cho ba mẹ và bé. Ngoài ra còn có các trò chơi tương tác thú vị khác trong sách để ba mẹ có thể cùng bé khám phá thêm.

    =>> Đặt sách Lift-the-flap “Cảm xúc là gì nhỉ?” với giá giảm 20% TẠI ĐÂY

    Sách Lift-the-flap “Bé học cách yêu thương”

    Sau khi khám phá các khái niệm cảm xúc từ quyển “Cảm xúc là gì nhỉ?”, bé sẽ được học cách để nhận diện những cảm xúc đó trong các tình huống khác nhau. Với cách thiết kế tương tự như quyển “Cảm xúc là gì nhỉ?”, bé cũng được làm quen với các bạn nhỏ và cùng tham gia vào câu chuyện của các bạn. Qua đó, bé sẽ học cách thể hiện lòng tốt của mình khi xử lý các tình huống trong câu chuyện.

     

    Sách Lift-the-flap “Bé học cách yêu thương” giúp trẻ 0-3 tuổi phát triển cảm xúc

     

    Ví dụ: Bạn Maya cảm thấy (vui vẻ) khi bạn thân Ayla đến nhà chơi. Hai bạn chơi dựng lều với nhau (vui vẻ). Khi em gái đến gõ cửa thì Maya (giận dữ) và em ấy không chịu đi. Maya và Ayla tiếp tục chơi với nhau (vui vẻ) trong khi em gái đứng ngoài cửa (buồn bã). Vậy, “bạn Maya có thể thể hiện lòng tốt của mình như thế nào nhỉ?”. Để trả lời câu hỏi trên, bé sẽ lật mở ô trên trang sách và xem cách xử lý tình huống của bạn Maya khi cho em chơi cùng để cả ba đều (vui vẻ).

     

    Thông qua việc nhận diện cảm xúc của bản thân và người khác trong các tình huống khác nhau, đây là những bài học rất sống động và dễ ghi nhớ giúp nuôi dưỡng lòng trắc ẩn, góp phần nâng cao năng lực cảm xúc của bé. Ba mẹ cũng có thêm lời mời ở mỗi trang sách để cùng bé kể về một lần đối xử tốt hay giúp đỡ người khác làm một việc tốt.  Qua đó, bé sẽ được “gieo hạt” để học cách yêu thương người thân, bạn bè, những người xung quanh và động vật như mục tiêu của quyển sách mang lại.

     

    =>> Đặt sách Lift-the-flap “Bé học cách yêu thương” với giá giảm 20% TẠI ĐÂY

     

    Với sự đồng hành của các sách tương tác, ba mẹ có thể cùng con đưa thời gian đọc sách trở thành cơ hội thú vị để nói về những cảm xúc thường ngày và cách đối diện với những cảm xúc đó. Việc đọc sách tương tác cùng con không chỉ giúp nuôi dưỡng thói quen đọc sách mà còn là hoạt động gắn kết tình cảm giữa con và ba mẹ. Từ đó, thời gian được đọc sách cùng ba mẹ sẽ là lúc mà bé mong chờ nhất trong ngày.

     

    =>> Tìm hiểu thêm về các cuốn sách tương tác giúp phát triển cảm xúc cho trẻ từ 0-3 TẠI ĐÂY

     

     

    CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    1. Vai trò của sách tương tác với sự phát triển các giác quan của trẻ  - Th.S Lê Ngọc Bảo Trâm

    2. Vai trò của các giác quan đối với sự phát triển tâm lý của trẻ 0-6t

    3. SÁCH TƯƠNG TÁC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA BÉ - Th.S Lê Ngọc Bảo Trâm

    4. SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ GIAI ĐOẠN 0-6 TUỔI - Th.S Lê Ngọc Bảo Trâm

    5. SÁCH TƯƠNG TÁC PHÁT TRIỂN CẢM XÚC CỦA TRẺ 0-3 TUỔI - Th.S Tâm lý Lê Ngọc Bảo Trâm

    6. SÁCH TƯƠNG TÁC PHÁT TRIỂN CẢM XÚC CỦA TRẺ 3-6 TUỔI - Th.S Tâm lý Lê Ngọc Bảo Trâm

    7. SÁCH TƯƠNG TÁC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG TINH CHO BÉ 0-6 TUỔI - Th.S Tâm lý Lê Ngọc Bảo Trâm

     

    =>> Tìm hiểu thêm về sách tương tác thông minh

     

     

    Đọc tiếp

    Tags

    Tin liên quan

    Lên đầu trang