SÁCH TƯƠNG TÁC PHÁT TRIỂN CẢM XÚC CỦA TRẺ 3-6 TUỔI - Th.S Tâm lý Lê Ngọc Bảo Trâm
Theo nghiên cứu của Mingming Zhang và cs (2020), bé trải qua những cảm xúc vui vẻ khi đọc các sách tương tác
Mục lục
Cảm xúc là phản ứng của chúng ta đối với một trạng thái sinh lý và kích thích (Fredrickson, 2011; Holmgren et al., 2019). Trong đó, biểu hiện đặc trưng của cảm xúc (như sợ hãi, xấu hổ, …) được xác định bởi ý nghĩa nhất định của sự kiện như: cảm xúc sợ hãi xuất hiện khi ta đối diện với mối đe doạ, nếu sự việc có liên quan đến sự phản đối của người khác thì cảm xúc xấu hổ sẽ xuất hiện (APA). Nhờ cảm xúc, trẻ có thể biểu đạt được những trạng thái bên trong, nhu cầu của bản thân trong quá trình tương tác với người lớn để sinh tồn và phát triển. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng trí tuệ cảm xúc có mối quan hệ mạnh mẽ với sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần và kết quả học tập của trẻ (Ramalho & Morin, 2010). Hơn hết, trí tuệ cảm xúc đã được chứng minh là có thể được phát triển qua giáo dục (Di Fabio & Kenny, 2011). Sự phát triển cảm xúc của bé trong giai đoạn 0-6 tuổi gắn liền cùng quá trình tương tác với các thành viên trong gia đình, hình thành và phát triển sự tự nhận thức về bản thân.
Sự phát triển cảm xúc của trẻ trong giai đoạn 3-6 tuổi
Trong giai đoạn này, bé bắt đầu hiểu biết hơn khái niệm về bản thân và lòng tự trọng. Các bé nhận biết và thể hiện cảm xúc của mình một cách phù hợp hơn giai đoạn trước, đặc biệt là khả năng điều chỉnh cảm xúc và hành vi. Nhờ vậy, bé có thể kiên trì khi đối mặt với những việc khó và thất bại (Tanya và cs, 2022).
Bên cạnh đó, bé cũng biểu hiện rõ tình cảm đối với những người thân trong gia đình, thích được âu yếm và chơi cùng với ba, mẹ, ông, bà, … Khi đối diện với những tình huống trong cuộc sống, bé bộc lộ sự đồng cảm như: lo lắng khi thấy bà bị đau, thương em bé yếu ớt, yêu thương các con vật, cỏ, cây, hoa, lá, các nhân vật trong câu chuyện.
Sách tương tác giúp phát triển cảm xúc của trẻ từ 3-6 tuổi
Giáo dục gia đình có ảnh hưởng quan trọng trong sự phát triển cảm xúc của bé. Việc cha mẹ hoặc người lớn dành thời gian chơi cùng bé sẽ góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ gắn bó và những cảm xúc tích cực cho bé. Trong đó, hoạt động đọc sách cũng giúp bé xử lý cảm xúc của mình một cách phù hợp, đặc biệt là những cảm xúc khó như buồn, tức giận, sợ hãi, ghen tỵ, tội lỗi và lo lắng.
Thông qua việc nhìn thấy các nhân vật trong sách trải qua những cảm xúc khó như tức giận hoặc buồn bã sẽ cho bé biết rằng những cảm xúc này là bình thường, từ đó bé sẽ có cơ hội để nói ra cảm xúc khó của mình (Hannah & Laura Phillips, n.d). Theo nghiên cứu của Mingming Zhang và cs (2020), bé trải qua những cảm xúc vui vẻ khi đọc các sách tương tác (tương tác giác quan và tương tác hành động)*. Do đó, để có thể giúp bé trải nghiệm về cảm xúc thông qua tình huống hoặc câu chuyện, ba mẹ có thể lựa chọn sách tương tác theo nhóm chủ đề truyện cổ tích như sau:
Sách chiếu bóng thần kỳ giúp trẻ từ 3-6 tuổi phát triển cảm xúc
Các chủ đề câu chuyện đa dạng từ truyện cổ tích như: Nàng Tiên Cá, cô bé bán diêm, nàng Bạch Tuyết và bảy Chú Lùn, cây tre trăm đốt, Tấm Cám, …đến truyện ngụ ngôn như: Thỏ và Rùa, Vịt con xấu xí, ….và những câu chuyện trong đời sống hàng ngày như: Bé đi chơi công viên, bé đẹp xinh – bé văn minh, … Tình tiết câu chuyện sẽ được thể hiện qua các hình ảnh trên trang sách. Khi trang sách được chiếu lên tường, hiệu ứng về màu sắc, ánh sáng sẽ giúp gia tăng thêm sự chú ý của bé.
Sách chiếu bóng thần kỳ giúp trẻ từ 3-6 tuổi phát triển cảm xúc
Trong quá trình đọc, ba mẹ có thể hỏi bé rằng: “Con thử đoán xem lúc này chú mèo đang cảm thấy như thế nào?”, “Vì sao con lại nghĩ rằng chú mèo đang tức giận?”, “Con đã bao giờ cảm thấy xấu hổ như bạn vịt trong câu chuyện chưa?”, “con sẽ làm gì nếu như con là bạn vịt?”…. Việc tham gia trả lời câu hỏi sẽ giúp bé gia tăng vốn từ vựng về cảm xúc, hiểu hơn về những trải nghiệm của nhân vật, qua đó có sự so sánh với những cảm xúc của mình để biết cách ứng xử phù hợp với tình huống.
=>> Đặt sách chiếu bóng với ưu đãi giảm 20% TẠI ĐÂY
Đồng thời, với sự đồng hành của các sách tương tác, ba mẹ có thể cùng con đưa thời gian đọc sách trở thành cơ hội thú vị để nói về những cảm xúc thường ngày và cách đối diện với những cảm xúc đó. Việc đọc sách tương tác cùng con không chỉ giúp nuôi dưỡng thói quen đọc sách mà còn là hoạt động gắn kết tình cảm giữa con và ba mẹ. Từ đó, thời gian được đọc sách cùng ba mẹ sẽ là lúc mà bé mong chờ nhất trong ngày.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Vai trò của sách tương tác với sự phát triển các giác quan của trẻ - Th.S Lê Ngọc Bảo Trâm
2. Vai trò của các giác quan đối với sự phát triển tâm lý của trẻ 0-6t
3. SÁCH TƯƠNG TÁC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA BÉ - Th.S Lê Ngọc Bảo Trâm
4. SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ GIAI ĐOẠN 0-6 TUỔI - Th.S Lê Ngọc Bảo Trâm
5. SÁCH TƯƠNG TÁC PHÁT TRIỂN CẢM XÚC CỦA TRẺ 0-3 TUỔI - Th.S Tâm lý Lê Ngọc Bảo Trâm
6. SÁCH TƯƠNG TÁC PHÁT TRIỂN CẢM XÚC CỦA TRẺ 3-6 TUỔI - Th.S Tâm lý Lê Ngọc Bảo Trâm
7. SÁCH TƯƠNG TÁC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG TINH CHO BÉ 0-6 TUỔI - Th.S Tâm lý Lê Ngọc Bảo Trâm
Đọc tiếp
Tin liên quan
Sản phẩm mới