Tại sao trẻ em Việt Nam lại ít nói lời cảm ơn và xin lỗi
Nếu thấy những mẩu hội thoại như trên là bình thường thì chắc hẳn chúng ta đều có thể lý giải được tại sao trẻ em Việt Nam lại ít nói cảm ơn & xin lỗi đến thế. Khi chúng ta coi việc cảm ơn là khách sáo, khi trẻ xin lỗi nhưng lại tiếp tục bị mắng mỏ và trừng phạt thì chính trẻ sẽ hiểu sai ý nghĩa, từ đó coi nhẹ hoặc không thật tâm muốn muốn làm điều đó. Cha mẹ hãy giáo dục trẻ em biết nói lời xin lỗi, cảm ơn.
Mục lục
“Bé Hoa được bác hàng xóm tặng một chiếc bánh ngon bác mới làm, Hoa vui vẻ:
Bánh ngon quá! Cháu cảm ơn bác ạ!
Thì bác hàng xóm lại nói:
Không phải cảm ơn. Khách sáo quá!
Hay khi bé làm đổ nước ra sàn nhà, bé vừa khóc vừa mếu máo nói:
Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ!
Nhưng đáp lại là cơn thịnh nộ:
Mẹ đã bảo bao nhiêu lần là không được chạy lung tung cơ mà. Bẩn hết sàn nhà rồi. Con với cái hư quá.”
Nếu thấy những mẩu hội thoại như trên là bình thường thì chắc hẳn chúng ta đều có thể lý giải được tại sao trẻ em Việt Nam lại ít nói cảm ơn & xin lỗi đến thế. Khi chúng ta coi việc cảm ơn là khách sáo, khi trẻ xin lỗi nhưng lại tiếp tục bị mắng mỏ và trừng phạt thì chính trẻ sẽ hiểu sai ý nghĩa, từ đó coi nhẹ hoặc không thật tâm muốn muốn làm điều đó. Cha mẹ hãy giáo dục trẻ em biết nói lời xin lỗi, cảm ơn.
Câu nói: Cảm ơn và xin lỗi
Cảm ơn và xin lỗi là câu cửa miệng trong văn hóa của người phương Tây, rồi người Nhật. Vì trẻ em được tiếp xúc từ nhỏ, được nghe hàng ngày nên sẽ làm theo rất tự nhiên, trở thành nếp sống. Ngược lại, người Việt lại thường khá ngại ngùng khi nói những lời này. Thường ngày, cha mẹ hay dặn dò con cái phải biết cảm ơn, xin lỗi nhưng lại ít khi chủ động làm gương nói ra. Chưa kể có một ngầm định là trẻ con làm sai phải xin lỗi người lớn, người ít tuổi xin lỗi người lớn tuổi chứ hiếm khi có chiều ngược lại. Như vậy sẽ khiến trẻ không phục, không làm theo hoặc có làm cũng chỉ là gượng ép, đối phó. Khi chính chúng ta cũng không sẵn sàng xin lỗi, không cởi mở và tôn trọng trẻ thì làm sao con hiểu được cách cha mẹ dạy trẻ kỹ năng sống có thể thấy xin lỗi và cảm ơn là điều cần thiết nên làm?
Cảm ơn và xin lỗi không hề khách sáo mà nếu được người lớn hiểu đúng và chỉ dạy cho con ngay từ nhỏ thì đó sẽ là nền tảng đầu tiên cho lòng biết ơn, cho lòng dũng cảm, cho tinh thần dám thừa nhận lỗi sai và sửa chữa sai lầm. Hai từ vô cùng đơn giản nhưng lại thể hiện rõ ứng xử văn hóa của một con người, là biểu hiện của thái độ khiêm tốn, lịch sự, biết ơn, biết mình biết người, từ đó tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp. Thế nhưng, để nuôi dạy được một em bé chân thành, lịch sự thì trước hết, chính bố mẹ và người lớn phải làm gương, để những lời cảm ơn, xin lỗi trở nên tự nhiên như một thói quen trong cuộc sống của con trong hành trình giáo dục trẻ em tốt nhất nhé!
Đọc tiếp
Tin liên quan
Làm bạn cùng con, được con tâm sự mọi điều là mong ước không của riêng cha mẹ nào. Làm bạn với con cũng là con đường...
Gia đình nào có 2 con trở lên chắc không lạ về những cuộc tranh chấp triền miên giữa các anh chị em với nhau nhỉ, bạn...
Kì nghỉ Tết vừa rồi, các mẹ có chuyện gì vui hay cảm giác đạt được chút thành tựu trong việc nuôi dạy con không ạ, kể...
Sản phẩm mới