Kinh nghiệm dạy trẻ biết sẻ chia
Gia đình nào có 2 con trở lên chắc không lạ về những cuộc tranh chấp triền miên giữa các anh chị em với nhau nhỉ, bạn mình còn nói đùa từ khi con nhỏ biết nói rồi biết mách là nghiệp vụ thẩm phán của cô ấy càng ngày càng tăng. Nhưng các bố mẹ có biết không, chúng ta hoàn toàn có thể dạy các con chia sẻ với anh chị em trong nhà từ khi còn bé xíu chứ không cần đợi đến khi con lớn, hiểu chuyện mới dạy đâu nhé.
Gia đình nào có 2 con trở lên chắc không lạ về những cuộc tranh chấp triền miên giữa các anh chị em với nhau nhỉ, bạn mình còn nói đùa từ khi con nhỏ biết nói rồi biết mách là nghiệp vụ thẩm phán của cô ấy càng ngày càng tăng. Nhưng các bố mẹ có biết không, chúng ta hoàn toàn có thể dạy các con chia sẻ với anh chị em trong nhà từ khi còn bé xíu chứ không cần đợi đến khi con lớn, hiểu chuyện mới dạy đâu nhé.
Chia sẻ là một kỹ năng rất quan trọng, nó không chỉ giúp tình cảm trong gia đình yên ấm mà còn giúp trẻ có thể hợp tác với những người bạn khác trong việc vui chơi, học tập và sau này là sống và làm việc trong cộng đồng. Trẻ sẽ phải học cách chia sẻ với những người khác khi bước vào môi trường tập thể như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học… Khi hiểu được về bản chất của chia sẻ, các con sẽ nhận thức được về sự thỏa hiệp và công bằng cũng như giúp trẻ học được rằng nếu trẻ biết cho đi thì sẽ nhận lại được (theo một cách và dưới hình thức nào đó mà chúng ta không ngờ tới được) , đó là quy luật phát triển của cuộc sống... Ngoài ra, trẻ cũng học được cách đàm phán, thay phiên (hay chờ tới lượt) và làm thế nào để đối phó với sự thất vọng. Đây đều là những kỹ năng sống rất quan trọng khi được học cách chia sẻ. Điều này giúp trẻ dần hình thành lòng bao dung, rộng lượng đối với mọi người khi trẻ lớn lên.
Mình xin chia sẻ với các mẹ những kinh nghiệm rất nhỏ của mình trong việc dạy các con biết chia sẻ, yêu thương, bảo ban nhau nhé.
Khi con chạy đến mách bạn điều gì, nếu vô hại, hãy bỏ qua và nói: "Mẹ không biết, tuy nhiên nếu 2 đứa đang chơi mà tranh cãi thì mẹ sẽ cất món đồ đó ngay, và sẽ không được chơi cho đến ngày mai". Nếu có vũ lực xảy ra, bạn cần phải có mặt, dùng kỹ thuật hỏi và hiểu, giải quyết nghiêm khắc và đứng về phía lẽ phải, tỏ thái độ nghiêm với người gây ra vũ lực.
Thể hiện quan điểm rõ ràng: "đánh/cắn là hành vi mẹ không chấp nhận dù bất cứ lí do gì". Điều này đồng nghĩa chấm dứt ngay trò chơi hoặc tịch thu đồ chơi trong 1 ngày và ai đánh, đấm trước sẽ bị phạt (VD không được sử dụng đồ chơi trong 2 ngày). Hình phạt phải được thực thi và đi cùng với lời tuyên bố của bạn thì hành vi của trẻ sẽ thay đổi.
Ngoài ra, mình thường xuyên bày ra những trò chơi yêu cầu phải hợp tác để cho 2 bạn nhỏ chơi chung, vd như: giờ đọc sách trước khi đi ngủ, anh lật một trang thì em lật một trang, anh chọn 1 quyển sách thì em cũng được chọn 1 quyển sách để đưa mẹ đọc; chơi xếp hình chồng tầng, mỗi bạn xếp 1 khối, chơi chuyền bóng vòng quanh, chơi đoán đồ vật…
Tất cả những trò chơi này đều có một điểm chung đó là cho các con biết đồ vật rời khỏi tay con đều có thể trở về chứ không mất luôn, nếu con bình tĩnh chờ tới lượt thì sẽ rất vui và kết quả cuối cùng sẽ rất oách. Ngoài ra, các bố mẹ có thể áp dụng những trò chơi khác mà trẻ yêu thích và hứng thú. Những trò chơi này sẽ giúp trẻ hiểu được về sự chia sẻ và giúp trẻ hiểu rằng khi trẻ đưa một món đồ nào đó cho người khác không đồng nghĩa với việc là trẻ không bao giờ lấy lại được nó.
Bố mẹ cũng nên dành thời gian trò chuyện cùng trẻ để giúp trẻ tự khám phá những cảm xúc liên quan đến việc chia sẻ. Hãy giải thích cho trẻ hiểu cảm giác của mình như thế nào, nếu bạn của trẻ giữ hoặc lấy lại một món đồ chơi nào đó. Hãy giúp trẻ thể hiện cảm xúc của chính mình thành lời nói.
Ngoài ra, khi trẻ đã có những tiến bộ trong việc chia sẻ đồ vật của mình, bố mẹ đừng ngần ngại dành cho con những lời khen ngợi tích cực nhé. Ví dụ khi phát đồ ăn nhẹ cho các con, bố mẹ có thể nhận xét về việc các con đã đáng yêu như thế nào khi cùng chơi và cùng chia sẻ bánh quy cho nhau. Hãy chỉ cho con thấy rằng khi chia sẻ cho người khác sẽ đem lại niềm vui như thế nào, chắc hẳn bé nào cũng thích được bố mẹ hỏi chuyện và khen ngợi như thế đấy.
Việc dạy cho con về sự chia sẻ có thể rất dễ, cũng có thể rất khó, tùy theo cách tiếp cận của bố mẹ, tuy nhiên chúng ta nên bắt đầu dạy cho con những điều này từ thật sớm nhé. Mình tin rằng không ai muốn con mình lớn lên mà khó tính, hay cáu bẳn hoặc khó kết bạn vì không mở lòng cùng người khác cả, nên chúng ta đừng đợi đến khi con lớn mới tâm sự hay quát mắng con, bắt con phải chia sẻ cùng anh chị em hoặc bạn bè. Thay vào đó, hãy để việc chia sẻ này diễn ra thật tự nhiên, thoải mái trong gia đình, bố mẹ quan tâm đến cảm xúc của các con, các con biết yêu thương, hòa thuận, chăm sóc nhau, như vậy thật tốt phải không các mẹ.
Đọc tiếp
Tin liên quan
Sản phẩm mới