Dạy trẻ về sự sẻ chia

25/05/2022 243

Kì nghỉ Tết vừa rồi, các mẹ có chuyện gì vui hay cảm giác đạt được chút thành tựu trong việc nuôi dạy con không ạ, kể cho mình nghe với nào?

Kì nghỉ Tết vừa rồi, các mẹ có chuyện gì vui hay cảm giác đạt được chút thành tựu trong việc nuôi dạy con không ạ, kể cho mình nghe với nào?

Mình thì có 1 câu chuyện vô cùng thú vị đang nóng lòng kể cho khắp lượt mọi người cùng biết đây. Chắc hẳn không ai yêu thích việc vệ sinh bộ bàn ghế rồng phượng của các ông các bà nhỉ, vậy mà mấy ngày trước Tết mình đã chỉ huy được quân đoàn nhí nhố gồm 5 bạn nhỏ từ 5-8 tuổi bảo ban nhau cọ sạch như lau như ly bộ bàn ghế và cửa kính, tủ chén giúp ông bà mà không hề có tiếng cãi vã hay chí chóe, kiện cáo gì vang lên đấy nhé. Các bạn nhỏ này đều “không phải dạng vừa đâu” nên khi các cháu ngoan ngoãn, vui vẻ làm việc, anh lớn còn biết chỉ bảo các em, các em lại ko tranh giành đồ của nhau thì bố mẹ mình vui lắm, thậm chí các bác còn hỏi bí quyết hay mình có hối lộ gì tụi nhỏ không.

Chuyện vui thế nhưng bí quyết của mình là không hề có bí quyết gì cả, những điều mình làm đều là học hỏi từ những câu chuyện về chia sẻ dạo này hay đọc cho con gái mình nghe thôi.

Chúng ta thường quá quen thuộc với những lần chọc ghẹo hay mâu thuẫn xảy ra giữa các bé trong cùng 1 gia đình. Và cha mẹ thường hay tập trung bé nhỏ hơn và thường la mắng các bé lớn. Cách nhận thức cha mẹ chưa thật đúng về sự ưu tiên. Cho rằng trẻ nhỏ nên được ưu tiên, trẻ lớn phải có trách nhiệm nhường em, hoặc bé trai (đặc biệt em trai) được ưu tiên hơn bé gái. Điều này không đúng và rất dễ tạo ra mâu thuẫn. Thực tế, các bé nên được đối xử công bằng cho dù độ tuổi hay giới tính nào. Tại sao? Sự ưu tiên cần được nhận thức từ chính các bé chứ không phải do cha mẹ áp đặt.

Vì thế, để tôn trọng cảm xúc của các con thì chúng ta không bao giờ nên so sánh giữa các bé, đặc biệt các vấn đề như hình thể, tài năng, độ lanh lợi, thành tích ở trường... Thực ra, so sánh không đem lại kết quả tốt hơn cho bé nào, mà chỉ làm khoảng cách yêu thương các bé xa cách hơn. Thay vì dạy con nhường nhịn hay sso sánh con với người khác, chúng ta hãy chú trọng vào việc giáo dục cảm xúc cho con ngay từ khi còn nhỏ, để con lớn lên thành người biết quan tâm và chia sẻ với người khác nhé.

Giáo dục cảm xúc cho con nghe có thể rất xa vời, nhưng bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ những điều rất đơn giản,trước tiên khuyến khích các bé giải quyết mâu thuẫn theo cách "hỏi và hiểu". Hỏi để giúp các bé thuật lại vấn đề và từ đó để bé hiểu. Đừng la mắng trách phạt con ngay, mà hãy hỏi và hiểu. Khi hỏi và hiểu, bạn có thể làm trọng tài hoặc cho 2 bé tự giải quyết sau khi các bé hiểu.

Chuyện thường nổ ra tranh cãi nhất giữa các anh chị em trong nhà có lẽ là vấn đề tranh giành đồ chơi, đồ dùng của nhau, vậy bố mẹ hãy kiên nhẫn giải thích cho con về sự chờ đợi, con sẽ không mất đồ chơi mà chỉ là đang đợi đến lượt mình thôi. Để các con hiểu được điều này bố mẹ có thể cho các bé chơi cùng nhau trong 1 trò chơi, đặc biệt các trò chơi tới lượt. VD. cả nhà chuyền trái bóng theo vòng tròn. Điều này sẽ tạo ra 1 khoảng thời gian nhất định món đồ rời khỏi tay trẻ và được quay trở lại sau đó. Nó giúp trẻ nhận ra đồ chơi có thể chia sẻ, và sau khi chia sẻ như vậy tất cả cùng vui hơn. Điều này rất có ích đối với các cuộc xung đột giành đồ chơi cho các bé vì thường các bé chưa hiểu rằng đồ chơi bị lấy khỏi tay có thể hoàn về.

Có thể những lần đầu các con sẽ chưa thể nào mà sửa đổi được ngay, nhưng chỉ sau vài lượt áp dụng bạn có thể thấy trẻ sẽ thay đổi rất tích cực. Bố mẹ càng tạo điều kiện cho con thực hành những trò chơi, bài học như mình nói ở trên càng nhiều, con sẽ tiếp nhận bài học về sự sẻ chia rất tự nhiên và dễ dàng. Chúng ta phải luôn nhớ rằng chia sẻ là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng trong cuộc sống. Để có thể kết bạn cũng như duy trì tình bạn, đó là đức tính mà trẻ nhỏ cần được học và rèn luyện. Chia sẻ còn giúp trẻ có thể hợp tác với những người bạn khác trong việc vui chơi, học tập và sau này là sống và làm việc trong cộng đồng.Vì vậy các bố mẹ hãy kiên nhẫn đồng hành cùng con, giúp con sớm nhận ra niềm vui và lợi ích đến từ những hành động chia sẻ vô tư, trước tiên là giữa anh chị em trong một gia đình, sau là đến bạn bè, những người xung quanh , như vậy con lớn lên sẽ gặp được rất nhiều niềm vui và thuận lợi trong cuộc sống đấy.

Đọc tiếp

Tags

Tin liên quan

Lên đầu trang