Những kỹ năng an toàn cha mẹ nên dạy trẻ càng sớm càng tốt

23/04/2024 27

Mục lục

    Bộ sách 100++ kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ do Đinh Tị Books phát hành giúp trẻ nâng cao cảnh giác, biết nhận biết tốt xấu ngay trong tiềm thức đồng thời có khả năng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.


    Thông qua 2 chủ đề (Ứng phó với nguy hiểm và Ứng phó với thiên tai) rất nhiều bài học được đưa ra như: Phòng tránh nguy hiểm khi động đất, phòng tránh nguy hiểm do sét đánh, an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn ở nơi công cộng, phòng chống bạo lực học đường, an toàn giao thông… Qua đó, trang bị cho trẻ nhiều kiến thức hữu ích có thể kể đến như:

    An toàn phòng cháy chữa cháy

    Hoả hoạn có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, vì vậy cha mẹ hãy dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân càng sớm càng tốt bao gồm:
    -    Không nghịch lửa khi ở nhà một mình
    -    Nhớ số điện thoại phòng cháy chữa cháy 114
    -    Giữ bình tĩnh khi sơ tán khỏi hiện trường vụ cháy
    -    Không đi thang máy khi chạy khỏi hiện trường vụ cháy
    -    Không nhảy lầu khi chạy khỏi hiện trường vụ cháy
    -    Chú ý các lối thoát hiểm khi đến một nơi xa lạ
    -    Không dùng nước để dập lửa khi lửa bén vào chảo dầu

    An toàn khi tham gia giao thông

    Giao thông đường bộ là hình thức giao thông mà trẻ tham gia hàng ngày. Nên việc được học, hiểu và áp dụng sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều. Kỹ năng tham gia giao thông đường bộ trẻ cần được hướng dẫn bao gồm một số nội dung:
    Luôn đi trên vỉa hè: Phụ huynh cần nhấn mạnh cho bé hiểu tầm quan trọng của việc đi đúng nơi, băng qua đường đúng vạch kẻ trắng.
    Biết quan sát tín hiệu đèn giao thông dành cho xe máy và cho người đi bộ: Đối với xe máy, cha mẹ cần dạy trẻ quan sát đèn giao thông dành cho xe máy, đèn xanh là được đi, đèn vàng là chuẩn bị dừng lại, đèn đỏ là dừng lại. Đối với người đi bộ, cha mẹ cần dạy trẻ quan sát đèn giao thông dành cho người đi bộ, khi đi qua đường đèn xanh là được đi và đèn đỏ là dừng lại. Cha mẹ cần giải thích cho trẻ 2 loại tín hiệu đèn này ngược nhau, khi xe máy đi thì người đi bộ dừng lại và ngược lại.
    Không đùa giỡn khi tham gia giao thông: Tham gia giao thông trên đường tuyệt đối không chạy đuổi bắt nhau, không dàn hàng ngang, không vượt đèn đỏ…
    Nhờ sự giúp đỡ khi qua đường: Nếu không tự mình qua đường được hãy nhờ sự giúp đỡ của người khác.

    Phòng tránh nguy cơ xâm hại

    Đã có rất nhiều vụ việc trẻ bị xâm hại dẫn đến hậu quả đau lòng, dưới đây là một vài kỹ năng phụ huynh cần hướng dẫn trẻ để con  biết cách bảo vệ chính mình:
    Dạy trẻ về các bộ phận cơ thể: Cha mẹ cần dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích.
    Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm: Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả người thân cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu.
    Cảnh giác với người lạ mặt: Dạy trẻ đề cao cảnh giác khi gặp người lạ mặt, tuyệt đối không đi theo người lại đến những nơi vắng vẻ, tối tăm mà không có bố mẹ đi cùng.
    Không giữ im lặng: Kẻ xâm hại có thể đe dọa và yêu cầu trẻ không được nói bí mật cho bất kỳ ai. Vì vậy, phụ huynh nên thường xuyên quan tâm và hỏi chuyện con, dặn con tuyệt đối không giữ im lặng và nghe theo kẻ xấu.
    Nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh: Dạy trẻ la hét thật lớn để thu hút sự chú ý và giúp đỡ của mọi người; Ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ phòng tình huống khẩn cấp.

    Kỹ năng sơ cứu thương

    Dạy trẻ một vài kỹ năng sơ cứu cơ bản cũng rất cần thiết trong trường cha mẹ vắng nhà. 
    Chảy máu cam: Hướng dẫn trẻ dùng 2 ngón tay bóp mũi, cúi đầu, há miệng ra và giữ một lúc tình trạng này sẽ hết.
    Xử trí khi bị bỏng: Nếu không may bị bỏng, dạy trẻ cần xối nước lạnh vào vết bỏng để hạ nhiệt, đến khi nào cảm thấy vết bỏng không đau hoặc không đỏ nữa thì thôi, tuyệt đối không dùng kem đánh răng, bột mì… để bôi lên vết bỏng.
    Xử trí khi bị chó cắn: Hướng dẫn trẻ lập tức dùng xà phòng rửa sạch vết thương, sau đó dùng nước muối sinh lý để rửa lại. Đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng dại và vắc xin uốn ván càng sớm càng tốt.


    Toàn bộ thông tin hữu ích trên và rất nhiều tình huống thực tế khác đều có trong bộ sách 100++ kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ của Đinh Tị Books. Thông qua 2 chủ đề (Ứng phó với nguy hiểm và Ứng phó với thiên tai) rất nhiều bài học được đưa ra như: Phòng tránh nguy hiểm khi động đất, phòng tránh nguy hiểm do sét đánh, an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn ở nơi công cộng, phòng chống bạo lực học đường, an toàn giao thông… giúp trẻ nâng cao cảnh giác, biết nhận biết tốt xấu ngay trong tiềm thức đồng thời có khả năng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

    Đọc tiếp

    Tags

    Tin liên quan

    Lên đầu trang