Chậm nói ở trẻ là gì và cách giáo dục trẻ bị chậm nói
Chậm nói hay rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân như: trẻ gặp các vấn đề ở cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), tổn thương não bộ; do vấn đề tâm lý, môi trường sống (trẻ không có môi trường học hỏi, giao tiếp), hoặc do vấn đề tự kỷ.
Mục lục
Chậm nói ở trẻ là gì và cách giáo dục trẻ bị chậm nói
Chậm nói hay rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân như: trẻ gặp các vấn đề ở cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), tổn thương não bộ; do vấn đề tâm lý, môi trường sống (trẻ không có môi trường học hỏi, giao tiếp), hoặc do vấn đề tự kỷ.
Để nhận biết được trẻ có chậm nói hay không, bố mẹ có thể quan sát và theo dõi các mốc phát triển cơ bản về ngôn ngữ cũng như làm bảng tầm soát rối loạn tự kỷ M-Chat-R để có phương pháp giáo dục trẻ phù hợp (nếu nghi ngờ trẻ có nguy cơ tự kỷ).
1/ Những dấu hiệu “báo động đỏ” về ngôn ngữ của trẻ từ 0 đến 8 tuổi
0-3 tháng: không phản ứng âm thanh, không quay đầu xung quanh, khóc bất thường, có vấn đề bú và nuốt
3-6 tháng: không vui vẻ khi tương tác với mọi người
6-9 tháng: không bập bẹ, hứng thú với đồ vật hơn với mọi người
9-12 tháng: không có chú ý kết nối, thờ ơ với việc giao tiếp
12-15 tháng: không nhìn và chỉ ngón trỏ người/vật khi được gọi tên
18 -24 tháng: không làm theo lệnh đơn giản, không chỉ người thân khi được gọi tên, lặp đi lặp lại từ trẻ nghe thấy, không biết chơi giả vờ/đóng vai
30-36 tháng: không đáp ứng to rõ bằng gật đầu, lắc đầu và không hỏi “tại sao?”, “cái gì vậy?”; không hiểu các câu hướng dẫn hành động.
36-48 tháng: không kể chuyện theo đầu và cuối câu chuyện, không biết dùng giới từ, dùng đại từ không phù hợp.
60-72 tháng: khó kể lại sự kiện trong ngày; khó kể câu chuyện và đưa ra cách giải quyết; khó kể câu chuyện bằng cách miêu tả bắt đầu và kết thúc.
72-96 tháng: không biết sử dụng từ ghép; sử dụng sai văn phạm; không phát hiện được lỗi trong câu chuyện, không hứng thú với sách truyện thiếu nhi, sách âm thanh…
2/ Những dấu hiệu “báo động đỏ” về rối loạn tự kỷ và cách giáo dục trẻ phù hợp
- Không cười lớn và vui đùa
- Không bập bẹ và chơi ú òa lúc 9 tháng tuổi
- Không chỉ ngón trỏ, vẫy tay, chào tạm biệt lúc 12 tháng tuổi
- Không nói từ đơn lúc 16 tháng
- Không nói từ đôi lúc 24 tháng
- Mất bất kỳ ngôn ngữ hay kỹ năng xã hội nào vào tất cả thời điểm
Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên, bố mẹ hãy tham khảo chuyên gia tâm lý để có phương pháp giáo dục trẻ phù hợp. Ngoài ra, hãy dành thời gian quan tâm và kiên nhẫn với trẻ để chúng dần mở lòng với bố mẹ và thế giới xung quanh hơn.
Giáo dục trẻ bị chậm nói hoặc rối loạn tự kỷ sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn trẻ bình thường nhiều. Tuy nhiên bố mẹ không nên nóng vội, hãy theo dõi từng sự thay đổi của trẻ để kịp thời hỗ trợ trẻ vượt qua từng giai đoạn phát triển nhé!
Đọc tiếp
Tin liên quan
Một trong những hoạt động giúp bé phát triển vận động tinh là đọc sách.
Sản phẩm mới