Cách dạy trẻ nói cảm ơn và xin lỗi
Dễ vì trẻ nhỏ như một trang giấy trắng dễ uốn nắn, dạy bảo. Khó vì đôi khi chính chúng ta cũng khó thay đổi thói quen in hằn rất sâu để làm gương cho trẻ trong mọi tình huống. Cho nên, các bậc phụ huynh nên lựa chọn dạy con đúng cách.
Mục lục
Cách dạy trẻ nói cảm ơn và xin lỗi
Dễ vì trẻ nhỏ như một trang giấy trắng dễ uốn nắn, dạy bảo. Khó vì đôi khi chính chúng ta cũng khó thay đổi thói quen in hằn rất sâu để làm gương cho trẻ trong mọi tình huống. Cho nên, các bậc phụ huynh nên lựa chọn dạy con đúng cách.
Mình thấy một thực tế là hầu hết bố mẹ nào cũng nhắc con nên cảm ơn, xin lỗi nhưng rất ít người thực hành được thường xuyên để con nhìn, nghe và học theo một cách tự nhiên. Mình cũng từng như vậy cho đến khi để ý thì thấy con phải được nhắc mới nói rồi có khi thích thì nói, không thích thì thôi. Mình nhận ra hai vợ chồng cũng rất ít khi nói cảm ơn, xin lỗi với nhau và với con.
Sửa mình là quan trọng nhất
Khi nhận được một điều gì dù là nhỏ nhất, như một cái ôm, như một ly nước con lấy cho mẹ hay con xách túi giúp mẹ, mình đều chú ý để cảm ơn con một cách chân thành. Hoặc khi không may làm con bị đau, không hiểu ý khiến con buồn hay làm đổ món đồ chơi con đang chơi, mình cũng không ngại nói xin lỗi con. Đồng thời mình dạy con cách tha thứ và cùng giải quyết vấn đề khi đối phương chân thành nhận lỗi. Mình cũng thống nhất với chồng tập nói những lời yêu thương, cảm ơn và xin lỗi nhau thường xuyên để làm gương cho con. Đây chính là cách giáo dục trẻ em hiệu quả.
Giải thích dễ hiểu về ý nghĩa của lời cảm ơn, xin lỗi
Khi nhận được lòng tốt của một ai đó, lời cảm ơn thể hiện sự trân trọng sẽ khiến đối phương vui lòng và bản thân con cũng vui vẻ. Lời xin lỗi thường trực trên môi thể hiện thái độ hòa đồng, cởi mở, sẵn sàng nhận sai và sửa sai; từ đó giúp con giải quyết các khúc mắc, căng thẳng trong cuộc sống một cách nhẹ nhàng hơn. Khi hiểu được ý nghĩa của cảm ơn và xin lỗi, con sẽ dễ dàng thực hành thường xuyên.
Nhắc nhở và sửa cho con ngay trong thực tế
Trẻ con thường mau quên, thiếu tập trung nên nếu thấy con chưa cảm ơn, xin lỗi thì người lớn nên nhắc nhở nhẹ nhàng để con sửa lại ngay. Ví dụ khi con được ông bà mua cho quần áo mới, thấy con quên thì nên nhắc: "Con nên cảm ơn ông bà đã nhỉ?" Hay khi con chạy va vào bạn, hãy nhắc con "Con cần xin lỗi vì đã làm bạn đau nhé!" Dần dần, trẻ sẽ chủ động biết được khi nào cần cảm ơn, khi nào cần xin lỗi và hình thành thói quen lịch sự từ nhỏ.
Khen ngợi, dạy con đúng cách
"Bác A khen con ngoan ngoãn, lễ phép vì biết cảm ơn rõ ràng khi bác cho con bánh đó. Mẹ rất vui vì hôm nay con đã chủ động nói xin lỗi em khi con giật đồ chơi từ em. Hai anh em đã chơi rất vui âu đó nhỉ?" Không tiếc lời khen với hành vi tốt của con kèm theo lý do cụ thể và sự khích lệ chân thành nhé.
Cho trẻ đọc sách
Đôi khi những lời dạy bảo của cha mẹ chưa chắc đã hiệu quả bằng những bài học mà bé tự trải nghiệm được thông qua những cuốn sách hay. Trẻ sẽ được tự mình khám phá, tự mình trải nghiệm và bắt chước theo những nhân vật hay câu chuyện có trong sách thiếu nhi, sách sáng tạo từ đó những tính cách và thói quen tốt sẽ hình thành một cách rất tự nhiên.
Cảm ơn, xin lỗi nói riêng và phép ứng xử lịch sự nói chung không nên là những bài học khô khan, giáo điều mà cần đơn giản, sinh động, gần gũi thực tế để trẻ thực sự thấy đó là việc cần thiết và chủ động làm trong vui vẻ là một phương pháp dạy con đúng cách thành công.
Đọc tiếp
Tin liên quan
Một trong những hoạt động giúp bé phát triển vận động tinh là đọc sách.
Sản phẩm mới