Tính cách mới của trẻ hình thành từ đâu

30/05/2022 199

Nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy con mình bỗng "trở nên" xấu tính: hay cáu giận, ăn vạ, bắt đầu biết nói dối, đố kỵ hay nhút nhát, tự ti, ngại giao tiếp,... Nhưng những tính cách này không phải tự nhiên có mà hình thành từ rất nhiều yếu tố.

"Nhân chi sơ, tính bản thiện". Mỗi em bé khi sinh ra đều là một thiên thần nhưng khi lớn lên, tính cách của trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực lại phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh sống và sự giáo dục mà các em được thụ hưởng.

Nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy con mình bỗng "trở nên" xấu tính: hay cáu giận, ăn vạ, bắt đầu biết nói dối, đố kỵ hay nhút nhát, tự ti, ngại giao tiếp,... Nhưng những tính cách này không phải tự nhiên có mà hình thành từ rất nhiều yếu tố.

- Gen di truyền: Đặc điểm của hệ thần kinh, cấu tạo các giác quan của trẻ sẽ được di truyền từ bố mẹ. Đặc biệt, tình cảm, cảm xúc của người mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng lớn đến tính cách con.

- Hoàn cảnh gia đình: Cách mà những người lớn trong gia đình đối xử với nhau sẽ định hình suy nghĩ, tính cách của con trẻ. Nếu bố mẹ cũng cáu giận khi không vừa ý, nói dối lấp liếm cho qua, về nhà ít nói chuyện, chia sẻ với nhau thì đừng hỏi tại sao con lại dần có những tính xấu y hệt.

- Hoàn cảnh xã hội: Bao gồm nơi trẻ sống, nơi trẻ vui chơi, học tập, những người trẻ được tiếp xúc. Những người hàng xóm văn minh, lịch sự; môi trường sống gần gũi thiên nhiên, những hoạt động giải trí, vui chơi, học hỏi phù hợp sẽ vun đắp tính cách tươi sáng, tích cực ở trẻ.

- Môi trường giáo dục: Trẻ được dạy điều gì khi đi học; trẻ được hướng dẫn ứng xử thế nào khi xuất hiện những cảm xúc tiêu cực, trường học, gia đình có kiên nhẫn, thấu hiểu, bao dung với cả lỗi lầm của trẻ hay không sẽ quyết định đến tính cách của trẻ sau này.

- Năng lực tự điều chỉnh: Đó là khả năng phân biệt đúng sai, nhận thức ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó tự điều chỉnh cảm xúc và hành vi theo hướng đúng đắn. Khi trẻ có đủ kiến thức và ý thức hướng đến những điều tốt đẹp thì dù trong hoàn cảnh nào, bị rủ rê ra sao, trẻ cũng không dễ dàng học theo cái xấu.

Nhút nhát, giận dữ, ghen tị, tham muốn đồ không phải của mình ban đầu có khi chỉ là những cảm xúc, phản ứng bình thường của trẻ trước những sự việc xảy ra trong cuộc sống. Đơn giản như đứa trẻ nào cũng sẽ rụt rè khi gặp người lạ, khóc lóc ầm ĩ khi không được như ý hay muốn cầm hết đồ chơi không cho bạn khác chơi.

Nhưng những phản ứng đó nếu không được uốn nắn và hướng dẫn kịp thời sẽ hình thành thói quen và tính cách không tốt. Dạy con biết phân biệt phải trái đúng sai, tạo môi trường tích cực và cho con tự mình "nếm hậu quả" của thói xấu,... là điều cha mẹ nên làm để định hình tính cách tốt đẹp trong con.

Đọc tiếp

Tags

Tin liên quan

Lên đầu trang