Những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ ngày tết

23/05/2022 271

Ngày tết biết bao món ngon nhưng cũng là những ngày mà nếp ăn uống của trẻ bị đảo lộn lung bung nhất. Con cứ ăn kẹo thỏa thích (vì đi chúc tết nhà nào cũng có khay bánh mứt ngọt lịm), đến bữa chính thì ăn qua quýt hoặc chỉ ăn thịt với bánh chưng.

Mục lục

    Những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ ngày tết

    Ngày tết biết bao món ngon nhưng cũng là những ngày mà nếp ăn uống của trẻ bị đảo lộn lung bung nhất. Con cứ ăn kẹo thỏa thích (vì đi chúc tết nhà nào cũng có khay bánh mứt ngọt lịm), đến bữa chính thì ăn qua quýt hoặc chỉ ăn thịt với bánh chưng.

    Mặc dù không nên quá nguyên tắc với chuyện ăn uống ngày tết nhưng mình nghĩ vẫn có những lưu ý mà bố mẹ không thể bỏ qua để đảm bảo về dinh dưỡng cho trẻ trong hành trình dạy con đúng cách:

    Hạn chế ăn bánh kẹo, uống nước ngọt

    Bánh kẹo chỉ nên cho trẻ ăn trước bữa chính 2-3 tiếng và chỉ một vài chiếc cho vui, không nên để trẻ ăn tự do, không có kiểm soát. Tương tự, nước ngọt không có chất xơ, không có vitamin, chất khoáng hay dinh dưỡng. Nước ngọt chứa rất nhiều đường và các năng lượng không cần thiết.

    Hạn chế các đồ có hại cho sức khỏe của con là vô cùng cần thiết, và giúp giữ được những nếp ăn uống tốt mà mẹ đã mất công luyện tập cho con cũng như giáo dục trẻ em về tầm quan trọng của việc ăn quá nhiều bánh kẹo.

    Tăng rau xanh, hoa quả

    Tâm lý "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" khiến các gia đình tụ tập ăn uống thoải mái. Bữa ăn ngày Tết thường nhiều đạm, ít rau xanh. Hầu như nhà nào cũng cúng mâm ngũ quả, song trái cây để tráng miệng lại thiếu thốn. Mẹ cũng dự trữ thịt cá, giò chả... nhiều hơn rau củ quả.

    Thiếu rau xanh khiến trẻ dễ táo bón, ợ nóng, khó tiêu. Mẹ nên tích trữ nhiều rau xanh, trái cây trong mùa Tết để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và hỗ trợ bé tiêu hóa dễ dàng. Đồng thời, để tăng thêm nhận thức cho trẻ về tầm quan trọng của rau xanh, bạn nên đọc sách kỹ năng cho trẻ. 

    Ăn đúng giờ, đủ bữa

    Nhiều cha mẹ bận rộn ngày Tết hoặc gặp di chuyển về quê xa, mà xuề xòa chuyện ăn uống đúng giờ, đủ bữa của con. Phụ huynh cần duy trì thời gian biểu 3 bữa càng giống ngày thường càng tốt. Giờ giấc đảo lộn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé "biểu tình". Vì vậy, các bậc cha mẹ cũng nên lưu tâm điều này trong việc nuôi dạy con đúng cách.

    Bữa ăn cần bằng 4 nhóm dinh dưỡng

    Các nhóm dưỡng chất cần có và mẹ có thể linh hoạt để giúp con ăn cân đối là:

    ● Bột đường (cơm, cháo, các loại đậu, củ, hạt...)

    ● Đạm (thịt cá, trứng, hải sản, đậu nành...)

    ● Chất béo (mỡ, dầu thực vật, bơ...)

    ● Vitamin, khoáng chất (các loại rau xanh, trái cây, hải sản...).

    Bên cạnh đó, dịp Tết cần cố gắng duy trì các bữa ăn chính của trẻ không thay đổi quá nhiều so với ngày thường. Mỗi ngày nên có ít nhất một bữa cơm chính với đủ món mặn, canh, xào cho trẻ. Bữa ăn phụ có thể cho trẻ thay đổi với những món có sẵn mà trẻ yêu thích nhưng cần ăn đa dạng để đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

    Uống nhiều nước

    Tết trùng với thời điểm giao mùa đông - xuân ở miền Bắc và đợt hanh khô ở miền Nam. Trẻ không chỉ mất nước vì thời tiết, mà còn bởi tâm lý lơ là của bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ nên nhắc trẻ uống đủ nước lọc, trái cây ép; hạn chế nước ngọt và bim bim, bánh kẹo gây háo. Đây là điều quan trọng mà bậc làm cha mẹ cần lưu tâm khi dạy con đúng cách, đúng khoa học. 

     

    Đọc tiếp

    Tin liên quan

    Lên đầu trang