Làm thế nào để dạy con đúng cách và nắm rõ khả năng phát triển ngôn ngữ của con?
Giống như các kỹ năng sống khác như học lẫy, bò, đi,… trẻ cũng có những giai đoạn nhạy cảm về khả năng phát triển ngôn ngữ. Mỗi trẻ sẽ có một chu kỳ phát triển và năng khiếu tiếp thu ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiên, bố mẹ có thể tham khảo 5 mốc phát triển quan trọng dưới đây để dạy con đúng cách nhé:
Mục lục
Làm thế nào để dạy con đúng cách và nắm rõ khả năng phát triển ngôn ngữ của con?
Giống như các kỹ năng sống khác như học lẫy, bò, đi,… trẻ cũng có những giai đoạn nhạy cảm về khả năng phát triển ngôn ngữ. Mỗi trẻ sẽ có một chu kỳ phát triển và năng khiếu tiếp thu ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiên, bố mẹ có thể tham khảo 5 mốc phát triển quan trọng dưới đây để dạy con đúng cách nhé:
1/ Giai đoạn 0-12 tháng
- 0-3 tháng:
+ Trẻ biết giật mình với những tiếng động bất ngờ.
+ Quay mặt về phía người nói.
+ Khóc thể hiện bé đang đói hay giận giữ.
+ Phát ra những tiếng ọ ẹ, hay tạo ra những tiếng kêu khe khẽ thích thú..
+ Có thể bắt đầu cười ra tiếng khi tiếp xúc với cha mẹ và người thân.
- 3- 6 tháng:
+ Phát âm để thể hiện yêu cầu, mong muốn của mình.
+ Phân biệt được giọng nói tức giận hay vui vẻ.
+ Ngừng khóc khi nghe có giọng nói.
- 6-12 tháng:
+ Lặp lại các âm tiết giống nhau như "ba ba", "ma ma".
+ Bắt đầu phát âm để trả lời khi được gọi tên.
+ Chơi nhiều trò hơn: Vỗ tay, ú òa.
+ Dừng hoạt động khi nghe gọi tên.
+ Làm theo một mệnh lệnh đơn giản như "đặt nó xuống".
+ Bắt đầu nhận ra vật, hình ảnh qua gọi tên.
2/ Giai đoạn 12-18 tháng
+ Dùng được 7 từ đến 20 từ
+ Dùng giọng và cử chỉ để có được đồ vật mong muốn.
+ Hiểu được một số câu hỏi đơn giản: Ở đâu? Cái gì?
+ Nhận ra tên các bộ phận cơ thể: Mắt, tay, mũi, miệng,... và các đồ vật xung quanh như quần áo, đồ chơi, thức ăn
+ Thích thú với giai điệu.
+ Bắt chước các từ nghe thấy.
+ Phát âm hầu hết nguyên âm.
+ Phát âm các phụ âm (p, b, m, n, h).
3/ Giai đoạn 18 tháng – 2 tuổi
+ Trẻ biết lắng nghe những câu chuyện ngắn từ sách âm thanh, tập trung quan sát cuộc nói chuyện của người lớn
+ Dễ dàng lặp lại những từ nghe lỏm được
+ Biết nghe theo các chỉ dẫn, hiệu lệnh đơn giản mà không cần có cử chỉ hay hành động đi kèm.
+ Cuối giai đoạn, trẻ có thể tự đặt những câu hỏi như cái gì? đi đâu?…
4/ Giai đoạn 2 – 3 tuổi
Đây là giai đoạn bùng phát về mặt ngôn ngữ trên cả phương diện từ vựng lẫn phương diện tổ chức ngôn ngữ. (Cũng bắt đầu từ đây, cá tính của trẻ đã được bộc lộ). Ở giai đoạn này, trẻ học từ mới rất nhanh (bắt chước từ phim ảnh, TV, sách truyện thiếu nhi…). Năng lực sử dụng từ ngữ cũng được cải thiện đáng kể, có thể gây ngạc nhiên cho người lớn.
+ Trẻ thuộc tên sự vật, hiện tượng và cả những từ chỉ quan hệ ngữ pháp (cái, của, rồi, chưa, à,…).
+ Trẻ thường xuyên nói chuyện một mình, nói chuyện với đồ chơi, quan sát và bắt chước lời nói của người lớn.
+ Đến ba tuổi, trẻ có thể có 1.000 từ. Câu nói của trẻ dài năm – sáu âm tiết, thậm chí chín – mười âm tiết
+ Các nhu cầu, mong muốn của trẻ đều có thể được thể hiện trực tiếp bằng ngôn ngữ (Con muốn uống. Đái tè…).
+ Trẻ có thể hiểu, nhớ và làm theo một số mệnh lệnh đơn giản liên tiếp (đi ra ngoài, đóng cửa; bê ghế, ngồi vào bàn,…).
5/ Giai đoạn 3-6 tuổi
Đây là giai đoạn mà trẻ có sự phát triển vượt bậc về chất và lượng trong ngôn ngữ.
+ Các lỗi cơ bản về cách phát âm, ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ đã được trẻ tự khắc phục, loại bỏ dần dần.
+ Trẻ dễ dàng nói được các câu có năm-sáu từ.
+ Đến năm tuổi, trẻ có thể đã có khoảng 5.000 từ.
+ Trẻ có thể bắt chước lời nói của người lớn một cách chính xác.
+ Trẻ biết chủ động gây sự chú ý hay thiết lập quan hệ bằng lời nói (như rủ bạn chơi).
Việc hiểu rõ từng giai đoạn phát triển khả năng ngôn ngữ của con sẽ giúp bố mẹ biết dạy con đúng cách hơn. Hãy tìm hiểu kỹ và đồng hành cùng các con nhé!
Đọc tiếp
Tin liên quan
Sản phẩm mới
Tin đọc nhiều