Giúp con nhận diện những cảm xúc đầu đời để hạnh phúc trong tương lai

30/05/2022 165

3 năm đầu đời là thời kỳ trẻ phát triển cảm xúc rất nhanh. Bằng việc quan sát người khác và cảm nhận cuộc sống xung quanh, trẻ cũng sẽ thể hiện mọi trạng thái cảm xúc như vui, buồn, hờn giận,...

3 năm đầu đời là thời kỳ trẻ phát triển cảm xúc rất nhanh. Bằng việc quan sát người khác và cảm nhận cuộc sống xung quanh, trẻ cũng sẽ thể hiện mọi trạng thái cảm xúc như vui, buồn, hờn giận,... Những cảm xúc này sẽ tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ, thói quen và hành vi, dần dần sẽ hình thành nên cả tính cách sau này.

Nhưng do trẻ còn nhỏ, chưa có nhiều hiểu biết và va chạm nên khi gặp phải những chuyện không vừa ý, trẻ rất dễ biểu hiện thành những hành vi cực đoan như khóc hét, ném đồ, đánh người,... Trẻ cũng không biết cách làm thế nào để làm dịu bản thân, vượt qua những cảm xúc tiêu cực, ứng xử đúng mực trong từng tình huống nếu không có sự hướng dẫn phù hợp từ người lớn.

Vậy nên, dạy trẻ nhận diện và quản lý cảm xúc là bài học kỹ năng sống vô cùng quan trọng, quyết định đến khả năng hòa nhập, sự hạnh phúc và thành công của trẻ trong tương lai.

Đặc biệt trong độ tuổi từ 0-3, trẻ bộc lộ cảm xúc một cách rất tự nhiên, trực tiếp. Lúc này, cha mẹ sẽ là người quan sát, lắng nghe, vỗ về giúp trẻ hiểu rằng những cảm xúc buồn bã, giận dữ hay vui vẻ, ngạc nhiên là rất bình thường mà ai cũng phải trải qua. Hãy động viên nhẹ nhàng để con có thể gọi tên cảm xúc của bản thân và cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao con lại có cảm xúc như vậy.

Kế tiếp, hãy hướng dẫn con một cách cụ thể nên đối mặt với các cảm xúc cả tích cực và tiêu cực như thế nào. Ví dụ, khi con vui vẻ, hãy nở nụ cười và chia sẻ niềm vui của mình với người khác. Khi con buồn, hãy hít thở thật sâu, ăn một chiếc bánh ngon, nghe một bản nhạc để làm dịu đi những buồn bã trong lòng. Hãy cho con biết, những hành vi như khóc lóc, ăn vạ, la hét không giúp ích được gì mà chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn.

Là người gần gũi nhất với trẻ nhỏ, bố mẹ có thể dễ dàng nhận ra cảm xúc của con đôi khi chỉ từ ánh mắt, nét mặt, cử chỉ. Chính bố mẹ cũng cần là tấm gương để con quan sát, học hỏi các kỹ năng cảm xúc. Khi bố mẹ thường xuyên quan tâm, lắng nghe; trao cho con sự tin tưởng, khích lệ thì trẻ sẽ vượt qua những cảm xúc tiêu cực rất nhanh và học được cách cư xử đúng đắn.

Đọc sách hay cùng con chơi những trò chơi tương tác như bộ thẻ cảm xúc cũng là cách rất hay để trẻ sớm thấu hiểu và nhận diện cảm xúc của mình. Với hình vẽ dễ thương, màu sắc sinh động cùng những ghi chú ngắn gọn, trẻ sẽ không chỉ gọi tên được những cảm xúc cơ bản mà còn được hướng dẫn nên làm gì khi những cảm xúc này kéo đến. Sẽ rất vui khi bố mẹ cùng trẻ chơi trò đố vui với bộ thẻ này, vừa giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ vừa tăng sự kết nối cảm xúc, gắn kết yêu thương trong gia đình.

Bộ thẻ nằm trong hộp quà mùa hè với nhiều sách hay chọn lọc cùng sticker rực rỡ chính là gợi ý quà tặng tuyệt vời cho ngày 01-06 sắp tới.

Qúa trình phát triển cảm xúc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động đến cách nhìn nhận và cách trẻ học về thế giới xung quanh. Một đứa trẻ tự tin, vui vẻ, biết quản lý cảm xúc và ứng xử đúng mực chắc chắn sẽ đón nhận hạnh phúc và thành công ở tương lai phía trước.

Đọc tiếp

Tags

Tin liên quan

Lên đầu trang