Đối phó với cơn khủng hoảng của trẻ
Giống như bao bà mẹ có con trong độ tuổi lên 2, lên 3 khác; mình cũng không tính được đã trải qua bao nhiêu lần mệt mỏi, stress đến phát điên vì những cơn ăn vạ, mè nheo rồi cái gì cũng lắc đầu nguầy nguậy của con. Nhưng mình càng nổi nóng, càng quát nạt thì lần đầu con còn sợ nhưng về sau càng ngày càng lì và chống đối hơn. Lúc đó, thực sự mình chỉ biết bất lực đến bật khóc.
Giống như bao bà mẹ có con trong độ tuổi lên 2, lên 3 khác; mình cũng không tính được đã trải qua bao nhiêu lần mệt mỏi, stress đến phát điên vì những cơn ăn vạ, mè nheo rồi cái gì cũng lắc đầu nguầy nguậy của con. Nhưng mình càng nổi nóng, càng quát nạt thì lần đầu con còn sợ nhưng về sau càng ngày càng lì và chống đối hơn. Lúc đó, thực sự mình chỉ biết bất lực đến bật khóc.
Mẹ thì mệt mỏi, và con chắc chắn cũng chẳng vui vẻ gì. Rồi mình tự hỏi “Tại sao con lại có hành vi như vậy?” “Mình nổi cáu với con vì muốn tốt cho con?” “Nhưng con thực sự có tốt lên hay không hay là sợ hãi và chai lì?”
Chắc hẳn ông bố bà mẹ nào cũng từng bị đặt vào những tình huống thách thức sự kiên nhẫn kiểu thế này: Con nói không với mọi thứ, con hơi tí là khóc lóc, con lăn lộn ăn vạ ở chốn đông người, con bám chặt lấy bố mẹ mà mè nheo, dỗ thế nào cũng không nín. Phản ứng của nhiều bố mẹ thường là quát mắng nạt nộ hoặc là chiều theo ý muốn của con dẫu ý muốn đó dẫn đến thói quen xấu. Cả hai cách giải quyết này đều không hiệu quả.
Đầu tiên, bố mẹ phải làm tư tưởng cho chính mình rằng những cơn khủng hoảng của con là hoàn toàn bình thường vì khi chúng ta thấy hành vi của con là xấu, là hư thì sẽ dễ mất kiên nhẫn, giận dữ và quát tháo. Thực tế là, từ 2 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu có ý thức độc lập, có suy nghĩ riêng và muốn tự mình thử nghiệm mọi thứ. Lúc này, con sẽ không nghe theo người lớn vô điều kiện nữa mà chỉ làm những gì mình muốn và mình cho là đúng. Khi bị cấm cản hay không được đáp ứng nhu cầu, trẻ sẽ ăn vạ, khóc lóc là đương nhiên. Khi hiểu được điều này, chúng ta sẽ bình tĩnh hơn, kiên nhẫn hơn và thông cảm hơn với sự thay đổi của con.
Một chiến thuật mà mình áp dụng rất hiệu quả trước những cơn ăn vạ của con đó chính là thỏa hiệp đúng cách.
Thỏa hiệp ở đây không phải chiều theo ý con vô điều kiện mà là để con tự do trong giới hạn. Thay vì đưa ra lựa chọn mà mình không thể đồng ý thì mình sẽ cố gắng tìm phương án mà cả hai mẹ con đều vui vẻ. Ví dụ gần đến giờ cơm mà con lại mè nheo đòi ăn kẹo, thay vì hỏi: Con muốn ăn kẹo hay ăn cơm? ( đương nhiên con sẽ chọn ăn kẹo), mình sẽ nói: Con sẽ ăn kẹo sau khi ăn hết cơm nhé. Hay khi con đòi xem youtube không chịu ngừng, mình sẽ không bắt con tắt ngay lập tức mà nói: Vậy mình xem thêm 5 phút nữa, đồng hồ kêu thì con tự tắt nhé. Chỉ thay đổi một chút như vậy nhưng con cảm thấy mình được tôn trọng, được tự quyết định nên hợp tác hơn nhiều.
Một điều nữa là bố mẹ nên nhất quán trong cách ứng xử với con. Không quát mắng nhưng cũng không chiều vô tội vạ. Con cần biết đâu là đúng, đâu là sai, cái gì tốt, cái gì xấu. Con cần biết giới hạn của những việc được và không được làm. Ví dụ con muốn vừa ăn vừa xem tivi, dù không tốt nhưng bố mẹ thấy con khóc nên chiều theo thì lần sau con sẽ hiểu là khóc lóc sẽ được chiều theo ý muốn. Hay con đòi một món đồ trong siêu thị, mẹ không đồng ý nhưng lúc sau con ăn vạ ghê quá nên đành mua cho con thì lần sau con sẽ tiếp tục ăn vạ để đạt được ý muốn của mình. Cha mẹ phải nhất quán, được là được, không là không nhưng vẫn phải mềm mỏng, khéo léo để con tự nguyện và hợp tác làm những điều đúng đắn.
Trên thực tế, chẳng có một công thức chung nào phù hợp với mọi đứa trẻ. Chỉ có sự tôn trọng, lắng nghe và linh hoạt của bố mẹ mới là chìa khóa để kết nối với con và giải quyết êm thấm những cơn khủng hoảng, ăn vạ hay mâu thuẫn. Đó cũng chính là nền tảng cho mối quan hệ tích cực, lành mạnh giữa cha mẹ và con cái. Và cũng chỉ khi có một tuổi thơ tươi đẹp, được lắng nghe, được thấu hiểu, đứa trẻ mới có thể lớn lên tự tin, hạnh phúc và thành công với những lựa chọn của mình.
Đọc tiếp
Tin liên quan
Sản phẩm mới