Dạy trẻ phân biệt đúng sai qua những cuốn sách hay

13/07/2022 440

Điều lo lắng của rất nhiều cha mẹ là sau này khi lớn lên con sẽ học thói hư tật xấu, sẽ bị bạn bè rủ rê mà hư hỏng. Thế nhưng khi con còn nhỏ là thời điểm tốt nhất để dạy con về chuyện đúng - sai thì nhiều cha mẹ lại bỏ qua vì nghĩ con còn nhỏ chưa biết gì.

Trẻ không được dạy nói trống không là sai, lớn lên sẽ vô phép tắc;
Trẻ thấy người lớn vượt đèn đỏ mà không được nhắc nhở đó là hành vi sai trái, lớn lên sẽ thường xuyên vi phạm luật giao thông;
Trẻ nói bậy mà không được uốn nắn kịp thời, lớn lên sẽ tiếp tục nói năng thô lỗ, hay xúc phạm và tổn thương người khác;
Trẻ đánh bạn mà không bị nghiêm khắc phê bình, khi trưởng thành sẽ dễ hung hăng, bạo lực;
Trẻ không dược dạy dỗ về đúng sai - phải trái để hình thành đức tin và chính kiến của mình, khi ra ngoài xã hội sẽ dễ a dua học theo cái xấu. Quan trọng nhất là, trẻ sai mà không biết mình sai ở đâu, không biết cách khắc phục, sửa chữa như thế nào, dẫn đến sai càng sai thêm.

 


Thực tế, não bộ của trẻ như một tấm bọt biển sẵn sàng hấp thu mọi thứ và khả năng học hỏi đã có từ ngay khi trẻ sinh ra. Dù chúng ta không dạy thì năng lực tiếp thu của con cũng không dừng lại. Nhưng nếu không được dạy, con sẽ dễ tiếp thu điều xấu nhiều hơn là điều tốt. Vì vậy, là những người thầy đầu tiên của trẻ, cha mẹ thực sự cần chú trọng chỉ dạy con về đúng sai - tốt xấu, không phải qua những lời nói suông mà qua chính những tình huống thực tế cuộc sống con trải nghiệm hàng ngày, đặc biệt trong độ tuổi mầm non và tiểu học là thời kỳ trẻ học hỏi và tiếp thu tốt nhất, dễ uốn nắn nhất. Và đó sẽ là những bài học đầu tiên mà sâu sắc theo con đến suốt cuộc đời.
Năng lực phân biệt đúng - sai là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất mà mọi đứa trẻ cần được bồi dưỡng ngay từ nhỏ. Năng lực này không chỉ giúp trẻ hình thành những suy nghĩ, thói quen, hành vi đúng đắn mà còn biết phản biện, đấu tranh với cái xấu; biết hòa hợp với môi trường xã hội mà vẫn không đánh mất đi bản chất tốt đẹp đã được xây đắp vững vàng từ thuở ấu thơ.
Dưới đây là một số bộ sách hay giúp trẻ nhận biết những hành vi nên và không nên, những thói quen tốt và không tốt để trẻ có định hướng phát triển đúng đắn.

Dạy trẻ thói quen tốt:
Bộ sách là cuốn cẩm nang giúp ba mẹ thấu hiểu và đồng hành cùng con trong những giai đoạt phát triển cảm xúc với những điểm cộng như:
- Đưa ra lý giải hết sức đáng yêu để bé biết vì sao cần khắc phục những thói quen xấu. Nếu bé nói dối giống bạn nhỏNien thì sẽ bịmọc sừng trên đầu, tham lam như Quái vật nhỏthì sẽkhông có bạn chơi hay đốkỵnhưcông chúa Yeisa sẽ chỉkhiến bản thân mệt mỏi.
- Bên cạnh gi tên những tính cách chưa tốt của trẻ, bộsách cũng đưa ra hướng dẫn giúp bé khắc phục, đó là hãy nhìn vào những mặt tốt của cuộc sống, biết phát huy điểm mạnh của bản thân và biết yêu thương những thứxung quanh mình.
- 8 tập là 8 câu chuyện với tình huống lôi cuốn và cảm động, ẩn chứa trong đó là những bài học ý nghĩa.
 



Dạy trẻ hành vi tốt:
- Với cách tiếp cận tự nhiên thông qua những tình huống truyện gần gũi, bộ sách "Dạy trẻ hành vi tốt" sẽ chỉ ra những lỗi sai mà trẻ trong giai đoạn đầu đời hay gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày, trong việc học tập, vui chơi hay tương tác với những người xung quanh, từ đó giúp trẻ nhận biết việc gì nên làm và không nên làm.
- Bộ sách Gồm 7 chủ đề quen thuộc: Con biết tuân thủ quy tắc giao thông, Con biết giữ gìn vệ sinh, Con là em bé ngoan, Con có lòng cảm thông, Con là học sinh gương mẫu, Con là người lịch sự, Con sẽ chú ý an toàn.
 



EQ-IQ bồi dưỡng tính cách tốt cho trẻ:
Những câu chuyện kể sẽ là lựa chọn đơn giản và hiệu quả nhất để dạy trẻ biết phân biệt đúng sai. Nếu các mẹ không biết phải chọn cho trẻ những câu chuyện như thế nào thì bộ sách “EQ – IQ BỒI DƯỠNG TÍNH CÁCH TỐT CHO TRẺ” với 8 cuốn sách nhỏ sẽ là những gợi ý hữu hiệu cho các mẹ với nhiều ưu điểm:
- 8 cuốn sách được chia 4 chủ đề phù hợp với những bài học cảm xúc của trẻ.
- Mỗi cuốn sách lại gồm nhiều mẩu chuyện, đủ để mỗi ngày trong tuần mẹ đều có một bài học cho bé.
- Dạng chuyện kể bằng tranh đáng yêu dễ dàng hấp dẫn sự chú ý của trẻ.
 

Đọc tiếp

Tags

Tin liên quan

Lên đầu trang