Dạy con không đòn roi bằng cách học nói lời xin lỗi con

23/05/2022 166

Lời xin lỗi từ cha mẹ đến con cái, nghe qua thì tưởng chừng như nhẹ nhàng dễ nói, nhưng cũng cần phải có cách thức và tập luyện cả đấy các mẹ ạ. Học cách nhận sai và nói xin lỗi con chính là cách dạy con không đòn roi vô cùng hiệu quả cha mẹ nên học.

Mục lục

    Lời xin lỗi từ cha mẹ đến con cái, nghe qua thì tưởng chừng như nhẹ nhàng dễ nói, nhưng cũng cần phải có cách thức và tập luyện cả đấy các mẹ ạ. Học cách nhận sai và nói xin lỗi con chính là cách dạy con không đòn roi vô cùng hiệu quả cha mẹ nên học.

     

    Vì sao cha mẹ nên học cách xin lỗi con?

     

    Có rất nhiều thứ đối với người lớn chúng ta thì tưởng chừng chỉ là chuyện nhỏ nhặt, vô tình bỏ qua, nhưng với con trẻ lại vô cùng nghiêm trọng, xử lý không tốt có thể khiến con mãi khắc ghi trong lòng. Vì thế cha mẹ hãy dựa trên cảm xúc của trẻ để đưa ra những lời xin lỗi chân thành, đồng thời dạy trẻ kỹ năng sống về việc biết nhận sai và sửa sai.

     

    Ví dụ con muốn mẹ mua cho một cuốn số mới nhưng bạn đã quên mất. Bạn có thể nói: “Mẹ đã nhận lời với con là mẹ sẽ mua cho con một cuốn sổ mới hôm nay trước khi mẹ về nhà. Nhưng sau đó mẹ hoàn toàn quên mất. Mẹ rất xin lỗi con. Mẹ biết con đang mong mẹ về nhà với cuốn sổ. Tối nay sau khi ăn cơm xong mẹ sẽ đi mua có được không con?”.

     

    Một lời xin lỗi có hiệu quả thường bao gồm việc mô tả cảm xúc của bạn, giải thích lý do tại sao bạn đã làm như thế, hứa với con điều đó sẽ không xảy ra nữa, định hướng cho con mong muốn của mình qua đó thể hiện sự lo lắng cho con.

     

    Ví dụ bạn đã tức giận và quát con vì con không chịu lên giường ngủ đúng giờ. Bạn có thể nói: “Mẹ đã rất tức giận khi đến giờ ngủ mà con không chịu lên giường nên đã mắng con. Mẹ xin lỗi vì con không đáng bị quát như thế, lần sau mẹ sẽ cố gắng nhẹ nhàng hơn. Nhưng mẹ rất muốn con đi ngủ đúng giờ để tỉnh táo, vui vẻ đến trường sáng hôm sau”.

     

     

    Dạy con không đòn roi bằng cách thấu hiểu tâm sinh lý của con

     

    Trong những trường hợp như cha mẹ mắng oan con hay lỡ làm hỏng đồ chơi của con,... cha mẹ nên xin lỗi con ngay nhé. Mình thì sẽ thường giải thích cho con hiểu rằng đó chỉ là một tai nạn chứ không phải do mẹ cố ý, để con không phải buồn lâu trong lòng. Sau khi con đã nín khóc, bình tĩnh hơn thì ta có thế nhẹ nhàng hỏi con: “Con nghĩ bố/mẹ có thể làm gì để sửa cho đúng nhỉ?”. 

     

    Dạy con đúng cách chính là làm gương cho con cách nói lời xin lỗi và cũng làm gương cho con thấy rằng ta phải chịu trách nhiệm về những hành động mình đã làm, nếu sai thì phải sửa sai ngay chứ không nên trốn tránh hay đổ lỗi cho các lí do khác.

     

    Đặc biệt theo kinh nghiệm bản thân mình, khi các bé đang phải trải qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 lên 5, tâm trạng dường như rất mong manh dễ vỡ, dễ hờn giận và hay buồn bực, khóc lóc ăn vạ khi ba mẹ hứa về sớm cho con đi chơi, hay hứa cho con làm việc này việc kia mà quên mất  thì chỉ cần một lời xin lỗi chân thành cũng có thể xoa dịu bé, khiến cho tình cảm giữa bố mẹ và con cái sẽ ngày càng gắn kết và các con cũng sẽ nói theo tấm gương tốt của cha mẹ. 

     

    Để nói ra lời xin lỗi mình cần có sự can đảm khi thừa nhận mình đã sai và mong được tha thứ, điều này có thể không hề dễ dàng đâu nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tập luyện dần dần. Học được cách dạy con không đòn roi sẽ không chỉ giúp bạn trở thành một ông bố bà mẹ tốt hơn mà còn góp phần nuôi dạy một em bé khỏe mạnh, hạnh phúc hơn đấy.

     

    Đọc tiếp

    Tags

    Tin liên quan

    Lên đầu trang