Cha mẹ cũng cần học cách tôn trọng con trẻ

06/08/2022 366

Tôn trọng con không phải là bất chấp đồng ý những yêu cầu dù rất phi lý từ con cái, cũng không phải để con “tự lực cánh sinh” đối diện những vấn đề trong cuộc sống.

Rất nhiều gia đình định nghĩa sai về sự tôn trọng dẫn đến những vấn đề tiêu cực trong mối quan hệ của bố mẹ và con cái. Tôn trọng con không phải là bất chấp đồng ý những yêu cầu dù rất phi lý từ con cái, cũng không phải để con “tự lực cánh sinh” đối diện những vấn đề trong cuộc sống.
Vậy thế nào là tôn trọng đúng cách?

 

Tin tưởng, lắng nghe con
Để tôn trọng trẻ thì trước hết bố mẹ cần phải hiểu, tin tưởng và lắng nghe trẻ, bố mẹ hãy đóng vai trò là người hỗ trợ và đồng hành cùng con trong việc tìm ra cách giải quyết vấn đề chứ không phải là người thay con quyết định tất cả mọi việc. Trong mọi tình huống mà con gặp phải, bố mẹ nên có thái độ tin tưởng, thường xuyên quan tâm hỏi han và để ý đến cảm nhận của con, lắng nghe con chia sẻ những điều khuất mắt hoặc bức xúc trong lòng, sau đó đưa ra những lời khuyên và hướng giải quyết vấn đề đúng đắn cho con. Việc bố mẹ tin tưởng con cũng sẽ khiến con có cảm giác tin tưởng bố mẹ, xem bố mẹ như người bạn thật sự để có thể bày tỏ được mọi vấn đề.

 

 

Không so sánh con với người khác
Con tuy nhỏ nhưng sẽ cảm nhận được rất rõ ràng sự quan trọng của mình đối với bố mẹ. Dù ở bất kỳ độ tuổi nào thì con cũng rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính hình ảnh của bố mẹ trong quá khứ. Mỗi người đều có một thế mạnh của riêng mình, thế nên bố mẹ hãy giúp đỡ và đồng hành cùng con, để con có thể biến sự khác biệt của mình trở thành thế mạnh khẳng định bản thân. Hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bố mẹ mong muốn sẽ không những khiến con thu mình, sống khép kín mà còn muốn trốn tránh bố mẹ.

 

Bình tĩnh ứng xử khi con mắc lỗi
Khi con mắc lỗi, bố mẹ nên bình tĩnh và tìm hiểu kỹ xem đó là do con cố ý hay vô tình mắc phải. Nếu chưa xem xét vấn đề mà bố mẹ lại nóng vội thốt lên những lời không tốt hoặc đưa ra những hình phạt với con, điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy oan ức và không thuyết phục chút nào. Bố mẹ hãy bình tĩnh ngồi xuống và hỏi con những lời lẽ nhẹ nhàng như “Bố mẹ có thể biết nguyên nhân vì sao con lại làm như vậy không?”, “Con thấy việc mình làm có đúng hay không?”, “Con cảm nhận như thế nào về những hành động của mình?” “Đã có vấn đề gì xảy ra với con sao?”... những câu nói tâm lý của bố mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy nên nói thật mọi chuyện cho bố mẹ nghe, từ đó mọi chuyện cũng sẽ được giải quyết một cách dễ dàng hơn. 

 

 

Không tự tạo ra “kịch bản” cho cuộc đời con 
Trong quá trình phát triển nhân cách mỗi cá nhân đều có một tâm lý riêng, thế nên bố mẹ không nên bắt ép hoặc dựng sẵn kịch bản cho cuộc đời của con. Bố mẹ có thể lắng nghe con bày tỏ suy nghĩ, nguyện vọng của mình để từ đó cùng hỗ trợ con hoàn thành những điều mà con mong muốn nếu như đó là điều đúng đắn. Việc ép trẻ phải sống theo ý người lớn về lâu dài sẽ vô tình cướp đi dự quyết đoán trong hành động của trẻ, và chúng sẽ luôn lo sợ phải làm như thế nào để sống theo ý của bố mẹ.

 

Tôn trọng các quyết định của con
Dù bố mẹ có cố gắng kèm cặp con đến mức nào, thì đến một ngày nào đó khi con trưởng thành, con vẫn sẽ là người chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời mình. Vì thế ngay từ nhỏ bố mẹ cũng hãy cho con tập quen trong việc tự đưa ra những quyết định nhỏ như chọn bạn chơi, chọn trang phục, chọn môn học yêu thích… Việc để con tự quyết định, kèm với việc bố mẹ nhận xét và đưa ra những lời khuyên thích đáng sẽ giúp con có được hướng đi đúng đắn và thoải mái trong những quyết định của mình hơn.

 

Nếu con cảm thấy được bố mẹ tôn trọng, thì con sẽ có một cuộc sống lạc quan, hạnh phúc và tự tin vào bản thân mình hơn. Vì thế bố mẹ đừng quên tôn trọng con để con có thể phát triển một cách thoải mái nhất, bố mẹ

Đọc tiếp

Tags

Tin liên quan

Lên đầu trang