Cách giải quyết cơn giận dữ tantrum của trẻ

30/05/2022 321

Nếu con bạn đang ở độ tuổi 2-3, thường hay giận dữ, ăn vạ, la hét, đánh/cắn người khác hoặc tranh giành đồ chơi với em thì cũng đừng quá lo vì 85% trẻ em trong độ tuổi này đều như vậy cả.

Nếu con bạn đang ở độ tuổi 2-3, thường hay giận dữ, ăn vạ, la hét, đánh/cắn người khác hoặc tranh giành đồ chơi với em thì cũng đừng quá lo vì 85% trẻ em trong độ tuổi này đều như vậy cả. Dù khó chịu, mệt mỏi thì chúng ta cũng chỉ có 1 cách duy nhất là thấu hiểu và giúp con vượt qua giai đoạn ẩm ương này mà thôi.

VÌ ĐÂU MÀ CÓ KHỦNG HOẢNG TUỔI LÊN 3?

Từ 1-3 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển kỹ năng giao tiếp và cảm xúc. Trẻ thường không đủ từ ngữ để diễn đạt cảm xúc mạnh, trẻ muốn độc lập như lại sợ rời xa bố mẹ, trẻ ý thức hơn về tính sở hữu và cái tôi. Những hiểu biết và mong muốn của trẻ đôi khi vượt quá khả năng của trẻ khiến trẻ dễ rơi vào căng thẳng, khủng hoảng. Cảm xúc khó chịu ở trẻ bùng lên rất nhanh và mạnh mẽ nhưng trẻ lại không thể kiềm chế được chúng. Kết quả là mọi chuyện đều “lanh tanh bành” theo đúng nghĩa.

BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ?

Trước tiên, cần đảm bảo rằng trẻ AN TOÀN. Nếu cần thiết, hãy di chuyển trẻ đến nơi an toàn.

Nếu con bạn có nguy cơ làm hại bản thân hoặc người khác hoặc làm hỏng tài sản, hãy nhanh chóng và bình tĩnh đưa con đến nơi an toàn hơn. Điều này cũng áp dụng với việc bạn đang ở một nơi công cộng – siêu thị, nhà hàng, sự kiện - nơi mà cơn giận dữ có thể gây xáo trộn. Theo tiến sĩ Ellen Braaten, tiến sĩ tâm lý học, phó giáo sư tại Trường Y Harvard và đồng giám đốc của Trung tâm tâm trí trẻ em Clay: “Có thể trẻ đang đánh bạn hoặc đá bạn. Vậy hãy làm bất cứ điều gì giúp bạn nhanh chóng thoát ra ngoài mà không bị xúc động." Khi con bạn đã ở nơi an toàn, bạn có thể thử các phương pháp “thuần hóa” cơn giận dữ khác.”

Tâm thế ĐIỀM TĨNH bước qua sóng gió là điều quan trọng nhất!

Bởi vì dù bạn có giải thích hay quát mắng thế nào thì cũng vô ích với một đứa trẻ đang trong cơn tức giận. Tức giận là một loại cảm xúc giúp cơ thể phản ứng với các mối đe dọa hoặc căng thẳng từ môi trường sống. Nó là phần “fight” (chiến đấu) trong phản ứng “fight or flight” (chiến đấu hoặc trốn tránh). Ví dụ, cảm giác thất vọng khi gặp rắc rối trong quá trình đạt được mục tiêu có thể gây ra cảm giác tức giận (trẻ gặp rất rất nhiều tình huống như vậy).

Hạch hạnh nhân kích thích vùng dưới đồi tương tự như với phản ứng sợ hãi. Ngoài ra, sự tức giận còn chịu sự kiểm soát của vùng vỏ não trước trán. Trẻ nhỏ chưa hoàn thiện về não bộ khiến việc kiểm soát cảm xúc tức thì là điều rất khó. Giống như một chiếc nồi đang sôi (cơn giận dữ) và chiếc vung (vùng não kiểm soát cảm xúc) lại quá nhỏ, nước sôi ắt sẽ trào ra.

Vì thế, dù cho cơn tantrum của con ập đến vô cớ, khiến bạn xấu hổ hay phải ngừng công việc quá bận rộn của mình thì hãy giữ bình tĩnh trước nồi nước sôi.

Tìm hiểu GỐC RỄ VẤN ĐỀ

Tiến sĩ Braaten lưu ý, cơn giận dữ là một dạng biểu hiện. Nó không khác gì so với khi con bạn còn nhỏ, khóc vì đói hoặc tã ướt. "Với một cơn giận dữ, những gì đứa trẻ thực sự đang làm là cố gắng truyền đạt điều gì đó với bạn theo cách tốt nhất mà chúng có thể”. Cơn giận dữ của con bạn có thể là biểu hiện của việc con bạn đói, mệt mỏi, ốm hoặc đơn giản là thất vọng vì không được như ý. Đôi khi nguyên nhân gốc rễ của cơn giận dữ có thể dễ dàng xác định và giải quyết - chẳng hạn như dành một chút thời gian để nghỉ ngơi hoặc ăn nhẹ.

Thách thức hơn là những cơn giận dữ dường như không có nguyên nhân thể chất, những cơn giận dữ kích hoạt bởi sự thất vọng thuần túy - khi bạn ngăn cản con bạn chạy trên đường phố hoặc chơi với những vật nguy hiểm. Trong những trường hợp như vậy, hãy bắt đầu bằng cách bày tỏ sự đồng cảm với con (và đảm bảo an toàn cho con), sau đó chuyển sang một trong những kỹ thuật giải quyết tantrum dưới đây.

Một số công cụ giúp giải quyết tantrum

Cũng như mọi đứa trẻ đều khác nhau, mọi cơn giận dữ cũng khác nhau. Vì không có phương pháp nào có thể ngăn chặn mọi cơn giận dữ của mọi đứa trẻ nên bố mẹ cần tự làm quen với một số kỹ thuật thuần hóa các cơn giận dữ khác nhau. Mỗi phương pháp sau đây sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn với việc luyện tập. Và đừng sợ - con bạn có thể sẽ cho bạn nhiều cơ hội để luyện tập.

  • Bình tĩnh đề nghị ôm hoặc bế con của bạn. Đây là cách hữu hiệu giúp trấn an em bé đang cảm thấy quá tải của bạn.

Phân tán sự tập trung. Nếu bạn/anh chị em giật đồ chơi của bé khiến bé giận dữ, bạn hãy đưa cho bé một món đồ chơi khác. Hoặc bạn có thể chuyển bé sang phòng khác/ bật bé yêu thích. Phương pháp đánh lạc hướng thường hiệu quả hơn với trẻ nhỏ, có trí nhớ ngắn hạn, dễ quên cảm xúc của mình

  • Hướng dẫn con kỹ thuật tự làm dịu.

Nếu con lớn hơn, tầm 4-5 tuổi, bố mẹ có thể dạy con các kỹ thuật như hít thở sâu hoặc đếm ngược, và có thể nhắc con thử mỗi khi nổi cơn thịnh nộ.

  • Phớt lờ giận dữ

Bạn vẫn ở đó, sẵn sàng chia sẻ với con nhưng không đặt sự quan tâm vào cơn tức giận của con. VD nếu con bạn vẫn còn khóc, nhưng đã ngừng dậm chân tại chỗ, hãy khen ngợi trẻ về điều đó.

  • Time-out – thời gian chờ ngắn

Time-out không phải là bạn bắt con đứng vào góc nhà hay đuổi con vào phòng như một hình phạt. Hãy nói với con một cách điềm tĩnh rằng sẽ đợi trẻ bình tĩnh lại và cả hai sẽ nói chuyện sau đó. Phương pháp này cũng hữu ích khi bản thân bạn cảm thấy quá tải (thậm chí bạn có thể thừa nhận cảm giác này với con mình như một cách thể hiện sự đồng cảm).

Đọc tiếp

Tags

Tin liên quan

Lên đầu trang