6 cách giáo dục trẻ em để giúp con không còn là “nạn nhân” của bạo lực học đường
iệc giáo dục trẻ em giúp trẻ tránh bị bắt nạt là việc vô cùng quan trọng. Theo một nghiên cứu, có tới 38% trẻ em ở độ tuổi tiểu học và THCS được hỏi cho biết đã từng bị bạn bè bắt nạt. Đáng chú ý, bắt nạt học đường có thể xảy ra từ mẫu giáo và kéo dài cho đến tận đại học; gây tổn thương nặng nề đến thể chất lẫn tinh thần của các nạn nhân.
Mục lục
6 cách giáo dục trẻ em để giúp con không còn là “nạn nhân” của bạo lực học đường
Việc giáo dục trẻ em giúp trẻ tránh bị bắt nạt là việc vô cùng quan trọng. Theo một nghiên cứu, có tới 38% trẻ em ở độ tuổi tiểu học và THCS được hỏi cho biết đã từng bị bạn bè bắt nạt. Đáng chú ý, bắt nạt học đường có thể xảy ra từ mẫu giáo và kéo dài cho đến tận đại học; gây tổn thương nặng nề đến thể chất lẫn tinh thần của các nạn nhân.
Là một bà mẹ có con nhỏ, mình cũng vô cùng lo lắng con sẽ phải trải qua cảm giác tồi tệ khi bị bắt nạt ở trường. Nhưng chỉ dừng ở việc lo lắng thôi là chưa đủ. Trẻ rất cần sự quan tâm, định hướng, giúp đỡ của cha mẹ để tránh bị bắt nạt hoặc khi bị bắt nạt cũng có đủ kỹ năng để vượt qua và tự bảo vệ bản thân mình. Và đây là 6 điều mà cha mẹ nên làm càng sớm càng tốt.
Giáo dục trẻ em bằng việc giúp con hiểu về hành vi bắt nạt
Giúp con hiểu rõ về hành vi “bắt nạt”: Con cần biết “bắt nạt” là hành vi xấu, đáng lên án và bắt nạt không chỉ dừng ở việc tổn thương thân thể mà còn qua các hành vi chế giễu, bôi nhọ, đe dọa, giật đồ, cô lập,... Con cũng cần được biết, thỏa hiệp hay khóc lóc, sợ hãi khi bị bắt nạt không phải là cách hay mà còn tạo điều kiện để kẻ xấu tiếp tục làm tổn thương mình.
Cùng thực hành với con biện pháp đối phó khi bị bắt nạt
Dạy con đúng cách bằng việc cùng con thực hành một số biện pháp đối phó khi bị “bắt nạt”: Hướng dẫn con sử dụng lời nói mạnh mẽ, đanh thép để chất vấn kẻ bắt nạt “Tại sao bạn lại bắt nạt mình?”, từ đó tìm cách đàm phán, giải quyết mâu thuẫn. Cùng với đó là các động tác phòng thân để ngăn kẻ bắt nạt làm tổn thương thân thể con. Ngay cả khi đã thể hiện thái độ cương quyết mà hành vi “bắt nạt” vẫn tiếp tục, con nên nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn như thầy cô và bố mẹ.
Luôn lắng nghe và làm bạn với con
Giáo dục trẻ em bằng việc luôn lắng nghe và làm bạn với con: Trẻ nhút nhát, hiền lành, có hoàn cảnh đặc biệt hay khác biệt ngoại hình thường là mục tiêu hàng đầu của “bắt nạt” học đường. Và khi bị bắt nạt, con cũng thường sợ hãi, thu mình lại mà không dám chia sẻ với người khác, ngay cả bố mẹ mình. Vậy nên, bố mẹ cần quan tâm, lắng nghe và trò chuyện cởi mở với con để kịp thời nhận ra những dấu hiệu khác thường mà giúp con. Hãy cho con biết dù xảy ra bất kỳ chuyện gì, bố mẹ cũng sẽ luôn ở bên cạnh con.
Dạy con chọn bạn mà chơi
Dạy con “Chọn bạn mà chơi”: Cho con biết thế nào là một người bạn tốt, khuyến khích con làm quen và kết bạn mới, có thêm những người bạn tốt và hạn chế tiếp xúc với những đứa trẻ có khuynh hướng hung hăng, bạo lực. Dạy con không nên đi một mình và tránh đến những nơi vắng vẻ.
Cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa
Dạy trẻ kỹ năng sống bằng việc khuyến khích con tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm nhiều tình huống xã hội cụ thể để xây dựng sự tự tin. Khi con mạnh mẽ, cứng cỏi và biết cách tạo dựng những mối quan hệ lành mạnh, con sẽ ít có nguy cơ bị bắt nạt hơn và cũng đủ năng lực để bảo vệ mình khi cần thiết.
Cho con chơi thể thao rèn luyện thể lực và sức khỏe
Giáo dục trẻ em bằng việc cho con chơi các môn thể thao, học võ để rèn luyện sức khỏe và biết phản xạ, tự vệ khi bị tấn công. Một đứa trẻ khỏe mạnh, năng động, tích cực ít trở thành mục tiêu bắt nạt và còn có thể giúp đỡ các bạn khác chống lại những hành vi xấu.
Những năm tháng đi học là khoảng thời gian tươi đẹp và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển tâm sinh lý, tính cách và cuộc đời sau này của một đứa trẻ. Thật mong tất cả các bạn nhỏ đều được vui vẻ đến trường, xây dựng được những tình bạn lành mạnh và trưởng thành trong tin tưởng và yêu thương.
Đọc tiếp
Tin liên quan
Sản phẩm mới
Tin đọc nhiều