Combo Tắt đèn (48K) - Bước đường cùng(45K) - Bỉ vỏ (45K)

  • Mã sản phẩm: 8935212337533
  • Nhà xuất bản: NXB Văn Học

Giá: 110,400đ 138,000đ -20%


Notice: Undefined variable: url_affiliate in /home/dinhti/domains/dinhtibooks.com.vn/public_html/modules/products/views/product/default.php on line 168

Sản phẩm chất lượng

Sản phẩm chất lượng

Top thương hiệu vàng 2022

Giao hàng toàn quốc

Giao hàng toàn quốc

Miễn phí từ đơn hàng 500k

Thanh toán linh hoạt

Thanh toán linh hoạt

Tùy chọn nhiều hình thức

Tư vấn miễn phí trực tuyến

Tư vấn miễn phí trực tuyến

Tổng đài 098 985 62 85

BẠN CÓ THỂ MUA SÁCH TẠI CÁC NHÀ SÁCH TRONG CẢ NƯỚC HOẶC TẠI:

Mô tả sản phẩm

Tắt Đèn "Theo tôi tiên tri, thì cuốn Tắt đèn còn phải sống lâu thọ hơn cả một số văn gia đương kim hôm nay. Chị Dậu, đích là tác giả Ngô Tất Tố hóa thân ra mà thôi. Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Nếu ví toàn truyện Tắt đèn là một khóm cây thì chị Dậu là cả gốc cả ngọn cả cành, và chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn đó lên." (Nguyễn Tuân) "Chị Dậu là nhân vật điển hình được người đọc yêu mến. Và người yêu mến chị hơn cả là Ngô Tất Tố. Giữa biết bao tệ nạn và cảnh đời bất công ngang trái ở nông thôn Việt Nam cũ, Ngô Tất Tố đã hết lòng bảo vệ một người phụ nữ là chị Dậu. Nhiều lần chị Dậu bị đẩy vào tình thế hiểm nghèo, rất có thể bị làm nhục nhưng Ngô Tất Tố đã bảo đảm cho chị Dậu được bảo đảm an toàn phẩm toàn vẹn, giữ trọn phẩm giá, không phải đau đớn. dằn vặt." (Hà Minh Đức).

Bước Đường Cùng (Tái Bản 2014) Nguyễn Công Hoan là nhà văn viết sớm và viết nhiều và vinh dự là người đi tiên phong của trào lưu văn học hiện thực phê phán. Truyện dài có ngót hai chục tác phẩm. Truyện ngắn phải tính đến hàng trăm. Với một số lượng khá lớn như vậy, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan họp lại thành một bức tranh rộng lớn, khá đầy đủ về xã hội cũ. Về nghệ thuật viết truyện ngắn, phải nói rằng Nguyễn Công Hoan là người có nhiều khả năng và kinh nghiệm. Truyện của ông thường rất ngắn. Lời văn khúc triết, giản dị. Cốt truyện được dẫn dắt một cách có nghệ thuật và kết cục thường rất đột ngột để hấp dẫn người đọc. Mỗi truyện như một màn kịch ngắn có giới thiệu, thắt nút và mở nút. Tiêu biểu là các truyện ngắn: Kép Tư bền, Người ngựa, ngựa người..., tiểu thuyết có Bước đường cùng... Ngay từ khi xuất hiện, Nguyễn Công Hoan luôn gây được sự chú ý, quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và nhiều thế hệ độc giả. Mặc dù có nhiều người khen kẻ chê, nhưng truyện ngắn truyện dài của Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một thế Tam Đảo, Ba Vì hùng vĩ (Tô Hoài).

Bỉ vỏ của Nguyên Hồng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán. Qua tác phẩm, những nét tiêu biểu của một lớp người sống dưới đáy xã hội, cuộc sống lầm than, đói khổ của tầng lớp nhân dân lao động và cả bản chất xấu xa thối nát của xã hội thực dân phong kiến đều được khắc họa tài tình dưới ngòi bút tinh tế của tác giả. Bính là cô gái nghèo làng Sòi. Vì nhẹ dạ, yêu một gã Tham đạc điền và bị hắn bỏ rơi giữa lúc bụng mang dạ chửa. Cô bị cha mẹ hắt hủi, đay nghiến và đứa bé sinh ra phải đem bán đi vì sợ làng bắt vạ. Đau đớn, Bính trốn nhà đi mong tìm được người tình. Sau mấy ngày đêm lang thang đói khát, có lần suýt bị làm nhục ở một vườn hoa, Bính gặp một gã trẻ tuổi nhà giàu. Gã lừa cô vào nhà hãm hiếp và đổ bệnh lậu cho cô. Vợ gã bắt gặp, đánh đập Bính tàn nhẫn và lôi cô ra Sở cẩm, vu là gái đĩ. Thế là Bính bị đưa vào nhà “lục xì”, sau đó rơi vào nhà chứa của mụ Tài sế cấu. Sống ê chề cực nhục ở nơi bẩn thỉu hôi hám, Bính ốm nặng. Đau khổ, tuyệt vọng, Bính toan tự tử nhưng được Năm Sài Gòn, trùm lưu manh ở Hải Phòng, chuộc ra khỏi nhà chứa, đem về chăm sóc hết lòng. Nhưng rồi Năm bị bắt. Tuy túng bấn nhưng Bính nhất định không nhận tiền “bồi” (tiền bọn ăn cắp trích nộp “đàn anh”) mà sống bằng buôn bán lương thiện, hy vọng khi Năm trở về sẽ khuyên y từ bỏ cái nghề bất lương và nguy hiểm. Năm được tha nhưng dứt khoát không nghe lời khuyên của Bính. Thế là, bất đắc dĩ, Bính cũng bị lôi kéo vào con đường lưu manh, trở thành một “bỉ vỏ” - người đàn bà ăn cắp. Do một sự hiểu lầm và ghen tuông, Năm Sài Gòn đuổi Bính đi. Bính về Nam Định, gồng thuê gánh mướn kiếm ăn. Được tin bố mẹ ở quê gặp tai họa có thể bị tù, Bính không còn cách nào khác, đã phải nhận lời lấy một viên mật thám để có tiền gửi về cứu bố mẹ. Đang sống yên ổn nhàn hạ bên người chồng mới này thì một biến cố xoay chuyển cuộc đời Bính: Năm Sài Gòn bị bắt bởi chính tay người chồng Bính. Không chút do dự, cô đã lẻn xuống trại giam, mở khoá cứu Năm rồi cùng y đi trốn. Từ đó, Bính lại trở lại cuộc sống ngoài vòng pháp luật với Năm Sài Gòn, nhưng trong lòng vẫn day dứt khát khao cuộc đời lương thiện. Nhất là sau lần Năm giết Ba Bay, tên “đàn em” đã hớt tay trên của Năm một món “hàng”, Bính càng bị hối hận và sợ hãi giày vò. Cuối cùng, cái kết cục bi thảm đã đến: một lần, Năm cướp được một đứa bé đeo vòng vàng trên tàu thuỷ. Bính hốt hoảng nhận ra đó chính là đứa con mà bao lâu Bính nhớ thương, khắc khoải mong tìm lại. Nhưng nó đã chết! Giữa lúc đó, đội xếp, mật thám ập vào, Năm và Bính đều bị bắt. Chính người mật thám chồng Bính trước đây đã bước tới xích tay cô…