Cách để giúp trẻ sử dụng đồ chơi âm thanh an toàn
Ở bài trước mình đã chia sẻ về các tác hại của những đồ chơi phát ra âm thanh lớn và lặp lại, hôm nay mình xin chia sẻ một số cách để các bố mẹ có thể giúp chơi sử dụng đồ chơi âm thanh an toàn
Mục lục
Ở bài trước mình đã chia sẻ về các tác hại của những đồ chơi phát ra âm thanh lớn và lặp lại, hôm nay mình xin chia sẻ một số cách để các bố mẹ có thể giúp chơi sử dụng đồ chơi âm thanh an toàn, không ảnh hưởng đến thính giác của con thông qua việc sử dụng bộ sách âm thanh đến từ nhà sách Đinh Tị hoặc lựa chọn các loại sách kỹ năng dành cho trẻ.
Tác hại của đồ chơi âm thanh tiếng ồn
Đầu tiên chúng ta phải biết tiếng ồn nhiều khi là tiếng xe chạy, tiếng còi xe, tiếng nhạc đồ chơi phát ra, tiếng nói chuyện của người lớn,… Mỗi loại tiếng ồn sẽ có định lượng decibel (dB) khác nhau.
Mỹ và Châu Âu cấm các đồ chơi có âm lượng từ 70 đến 80 dB ở gần tai của trẻ còn Canada cấm dùng các đồ chơi có âm lượng trên 100dB xung quanh người trẻ, tối thiểu phải giữ khoảng cách một cánh tay. Tổ chức Y tế thế giới thì cho rằng âm lượng của đồ chơi không nên vượt quá 75dB. Để ba mẹ dễ hình dung, âm thanh khi ta nói chuyện ở nhà là khoảng 50dB, giao thông bình thường ngoài đường là 70dB, âm thanh tại nơi làm việc có thể là 80-85 dB và âm thanh khi máy bay phản lực cất cánh là khoảng 100dB. Một số đồ chơi như búp bê biết nói hoặc ô tô đồ chơi có còi báo động, có thể quá lớn đối với các bạn nhỏ, đặc biệt là nếu để chúng gần mặt và tai của trẻ. Các thử nghiệm cho thấy các đồ chơi xúc xắc thường phát ra âm thanh vào mức 90dB ngang với tiếng khoan, tiếng còi xe cứu hỏa. Các đồ chơi khác như chút chít, trống, đàn, xe cảnh sát hú còi đều vào khoảng trên 100dB – mức độ có thể gây hại thính giác nếu tiếp xúc trên 15 phút. Cho nên các bậc phụ huynh cần giáo trục trẻ em ý thức điều đó.
Việc chơi những đồ chơi này hàng ngày có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng nghe của trẻ thế nên trước khi mua đồ chơi cho con các bố mẹ có thể dùng app đo chỉ số tiếng ồn (như Decibel X chẳng hạn) để check xem món đồ này có trong ngưỡng giới hạn phù hợp với tai con không nhé. Nếu âm lượng bố mẹ check được ở mức dưới 75dB thì không nên cho con chơi quá một tiếng còn nếu bố mẹ không check được thì chỉ nên giới hạn cho bé chơi khoảng 15-30 phút mỗi ngày, và chú ý dạy bé không đưa đồ chơi đến gần tai.
Các cách giúp trẻ sử dụng đồ chơi âm thanh an toàn nhất
Bố mẹ nên cân nhắc kỹ trước khi mua đồ chơi cho con xem đồ chơi phát ra âm thánh đó có thực sự cần thiết hay không. Ví dụ, như các loại xe ô tô cứu hỏa, cảnh sát thì có thể mua loại không có tiếng và dạy bé cách bắt chước các âm thanh của xe khi chơi. Hay các loại búp bê, thú bông thì loại không có âm thanh sẽ rẻ hơn, dễ giặt hơn và có thể chơi phân vai, tưởng tượng được nhiều hơn, không bị giới hạn trong những câu đơn giản mà búp bê, thú bông nói. Mình nghĩ chúng ta chỉ cần mua một vài loại đồ chơi phát ra âm thanh cần thiết như nhạc cụ, bếp nấu ăn…các loại âm thanh khác thì có thể để cho bé tự tìm hiểu và tưởng tượng nữa trong hành trình dạy con đúng cách của mình.
Ngoài ra mình luôn chú trọng âm thanh của đồ chơi phát ra phải trong trẻo, chuẩn, không phải là những âm thanh vô nghĩa lặp đi lặp lại và rè vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến thính giác mà còn đến thẩm mỹ, cảm nhận âm thanh của trẻ. Nếu bé được tặng quá nhiều đồ chơi phát ra âm thanh (vì nó rất phổ biến) thì bố mẹ có thể đề nghị mọi người chuyển sang các đồ chơi yên lặng như đồ chơi gỗ, xếp hình, lego… Bạn có thể đọc sách thiếu nhi cho trẻ nghe.
Đọc tiếp
Tin liên quan
Sản phẩm mới