Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi thông qua trò chơi và hoạt động thực tế

26/03/2023 294

Mục lục

    3 tuổi là độ tuổi quan trọng trong hành trình phát triển tư duy và lối sống của trẻ em. Đây là độ tuổi bé tư duy nhanh nhạy nhất, luôn tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh. Cha mẹ nên nắm bắt được các giai đoạn phát triển của con và sử dụng các phương pháp phù hợp để hỗ trợ và rèn luyện cho con các kỹ năng cần thiết cho đời sống trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Sau đây là những trò chơi để bạn đồng hành với con mình trong hành trình phát triển và khôn lớn.

    Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi thông qua trò chơi và hoạt động thực tế

    Trò chơi giúp trẻ rèn luyện tính sáng tạo

    Ở độ tuổi mầm non, trẻ em luôn liên tục quan sát, khám phá, tưởng tượng và sáng tạo dựa trên những gì các con quan sát được. Vì vậy, tất cả những hoạt động thường ngày và các trò chơi đều được bé ghi nhớ rất sâu, cũng qua đó mà con hình thành được nếp nghĩ, nếp tư duy và thiên hướng phát triển thể lực, kỹ năng cũng như lối sống sau này.

    Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi thông qua trò chơi và hoạt động thực tế

    Trò chơi phiêu lưu giúp trẻ rèn luyện tính tự tin và thói quen tư duy

    Bạn có thể tạo nên một “khu vườn bí mật” hay một “đảo kho báu” cho bé trong khu vườn hay trong chính căn phòng của mình và cho con các gợi ý để con tự mình đi khám phá thế giới trong tưởng tượng. Khi chơi những trò chơi như vậy, bạn sẽ khuyến khích con tư duy, tạo nên phần thưởng khi con thành công và khiến con thấy hứng thú, tự tin hơn với hành trình của mình.

    Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi thông qua trò chơi và hoạt động thực tế

    Dạy trẻ các từ vựng qua trò chơi về các chủ đề

    Khi bé 3 tuổi, bé đã có thể nghe hiểu và nói được các câu đơn giản. Dù vậy, cha mẹ cần không ngừng nâng cao vốn từ vựng cho bé bằng cách xây dựng các chủ đề từ vựng và tích hợp việc học vào đời sống thực tế. 

    Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi thông qua trò chơi và hoạt động thực tế
    Bạn có thể tìm các bài hát về các chủ đề và cùng con nhảy múa. Ví dụ, với chủ đề các bộ phận cơ thể, bạn hãy chọn bài hát “Head Shoulders Knees and Toes” hoặc bài “Hello, My Body!” và mô tả các bộ phận để con ghi nhớ và học được các từ vựng. Sau đó, trong cuộc sống và các hoạt động thường ngày, bạn hãy mô tả hoặc nhắc lại các hành động với bộ phận cơ thể và gợi ý con nhớ lại những gì đã học qua bài hát.

    Cùng con đọc sách và trò chuyện

    Bạn hãy dành thời gian ra để cùng con tìm hiểu về những cuốn sách. Sách là một vật dụng rất cần thiết trong cuộc sống, không chỉ chúng ta mà con cũng cần phải hiểu điều đó để biết tôn trọng và nâng niu những cuốn sách. Bạn có thể xây dựng thói quen và ý thích đọc sách cho con bằng cách thường xuyên dành thời gian đọc cùng con hàng ngày. Bạn có thể bắt đầu từ những cuốn sách hình có màu sắc tươi sáng, thu hút sự chú ý của con. Về sau, khi con đã quen với việc đọc, bạn có thể chuyển dần thành những cuốn sách nhiều chữ hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình đọc, bạn hãy tương tác với con bằng những câu hỏi để khiến việc đọc sách thú vị hơn đối với con. Việc đọc không chỉ khiến con thêm yêu thích các loại sách, khiến cho con và cha mẹ gần gũi với nhau hơn mà còn rèn luyện cho bé kỹ năng đọc và viết sáng tạo về sau.

    Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi thông qua trò chơi và hoạt động thực tế

    Học số và tập đếm trong các hoạt động thường ngày

    Bạn đừng nghĩ bé 3 tuổi sẽ không thể tập đếm đúng, nếu được luyện tập thường xuyên, các bé có thể đếm đến số 30 đó! Trẻ em 3 tuổi có tư duy rất nhanh nhạy, chính vì vậy, nếu bạn chỉ cho bé cách nhận biết, chỉ ra các con số và đếm các đồ vật. Các hoạt động đó có thể là đếm các bước khi đi lên cầu thang, đếm các món đồ chơi hay đếm số lượng bát, đĩa trong bữa ăn,...

    Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi thông qua trò chơi và hoạt động thực tế

    Luyện tập trí thông minh, kiên nhẫn và tập trung bằng các trò chơi lắp ráp và ghép hình

    Lắp ráp và ghép hình là các trò chơi rất bổ ích giúp con luyện tập trí tưởng tượng, kỹ năng liên kết và phân tích vấn đề cũng như các đức tính khác như tập trung, kiên trì. Cha mẹ có thể bắt đầu từ những bộ đồ chơi ghép hình 6 miếng, 8 miếng, và tăng dần số lượng mảnh ghép khi con có hứng thú. Các bé chắc chắn sẽ yêu thích trò chơi này đó!

    Kết luận

    Chắc hẳn cha mẹ cũng đã hiểu được tư duy của trẻ 3 tuổi khi tiếp xúc với môi trường thực tế rồi phải không? Cha mẹ hãy kiên nhẫn và thử nhiều phương pháp dạy học kỹ năng sống với con của mình để tìm ra phương pháp phụ hợp nhất nhé!

    Đọc tiếp

    Tags

    Tin liên quan

    Lên đầu trang