7 kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em
Mục lục
Trong thời đại ngày nay, xã hội đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như bạo lực học đường, bạo hành và xâm hại tình dục trẻ em. Điều này gây ra lo ngại sâu sắc cho xã hội và là nỗi ám ảnh của các phụ huynh và những người quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Vì vậy, dạy bé biết cách tự lập, tự bảo vệ bản thân với những tình huống không may ngay từ lúc này là rất cần thiết. Và sau đây là 7 kỹ năng quan trọng mà trẻ cần được hướng dẫn.
7 kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em
1. Dạy bé về các bộ phận trên cơ thể
Vì bé đang đang quá bé và chưa nhận thức được việc mình có đang bị xâm hại hay không? Một số bé bị kẻ xấu xâm hại nhưng vì quá ngây thơ nên không biết mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Vì thế, đầu tiên bố mẹ nên dạy bé về các bộ phận trên có thể và cho bé biết rằng những vùng nhạy cảm này không được để người lạ chạm vào trừ khi có sự có mặt của bố mẹ hoặc trong trường hợp tắm hoặc khám bệnh.
2. Dạy trẻ về sự riêng tư và ranh giới cá nhân
Bố mẹ nên nhấn mạnh cho bé rằng việc không được phép để người lạ, bạn bè động chạm tới vùng nhạy cảm của chính bản thân bé. Và ngược lại, bé cũng vậy cùng không có quyền hay được phép chạm vào những vùng nhạy cảm của người khác. Bởi phần lớn các vụ việc xâm hại ở trẻ đều do những người bạn gần gũi với bé gây ra.
3. Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm
Bố mẹ nên đưa ra những tình huống giả định cho bé trải nghiệm. Thứ nhất, có thể quan sát được cách bé đang ứng phó với các tình huống như thế nào (bé quá ngây thơ và không lo sợ về các nguy hiểm đang rình rập hoặc bé vẫn có sự nhạy bén lưỡng lự như hiểu ra một mối nguy hiểm nào đó). Thứ hai, qua việc này bố mẹ có thể dạy bé cách nhận ra các dấu hiệu nguy hiểm và phương pháp giải quyết qua tình huống giả định ấy
4. Kỹ năng xử lý tình huống khi gặp tình huống xấu
Tâm lý trẻ nhỏ thường ngại từ chối, thích chơi và các đồ chơi mà bé yêu thích. Vì thế, việc dụ dỗ bé bởi những niềm yêu thích của bé sẽ dễ khiến bé lung lay. Do đó, bố mẹ nên cứng rắn trong việc giáo dục bé khi đối mặt với người lạ cần có những cách ứng xử như thế nào? Khi có cảm giác không an toàn thì nên phải làm gì? Cho bé va chạm với nhiều trường hợp giả định sẽ giúp bé có thêm các kiến thức để đối mặt với những tình huống thực tế không may xảy ra với bé.
5. Khuyến khích bé chia sẻ về các sự kiện xảy ra hằng ngày
Việc này rất cần thiết cho mọi bố mẹ và bé, điều này là cầu nối giúp bé cùng bố mẹ được hiểu nhau hơn. Bố mẹ hiểu cuộc sống của bé, tính cách của bé qua các sự kiện hằng ngày. Từ đó, dễ dàng nhìn nhận được vấn đề không may xảy ra với bé (dù bé không kể với bố mẹ vì sợ hãi chẳng hạn). Tuy nhiên, việc để bé tự nói ra khi gặp nỗi sợ cần được khuyến khích và bố mẹ nên là nơi để bé tin tưởng và trải lòng dù sợ hãi như thế nào đi nữa.
6. Đánh giá độ tin cậy với người khác
Học cách đánh giá và xác định độ tin cậy của những người xung quanh. Trẻ cần biết chọn lựa và tìm hiểu về những người có thể là người lắng nghe và giúp đỡ mình trong các tình huống khẩn cấp.
7. Dạy trẻ đề cao cảnh giác với tất cả mọi người kể cả người thân
Trẻ cần hiểu rằng không phải tất cả mọi người đều đáng tin cậy kể cá vưới người thân của bé. Hãy khuyến khích trẻ tin vào giác quan của mình và cho bé biết rằng nếu bé cảm thấy không thoải mái hoặc có bất kỳ nghi ngờ nào về hành vi của người khác, bé nên lắng nghe và tin tưởng vào cảm giác đó và phải tránh và tìm cách liên hệ với bố mẹ ngay lập tức.
Giải thích cho bé hiểu rằng bất cứ nơi đâu cũng có thể có người xấu: tại trường học, công viên, hàng xóm,... Vì thế, bé phải cảnh giác và để ý nếu thấy những hành vi không bình thường của họ.
Kết luận
Bằng việc trang bị cho trẻ những kỹ năng phòng chống xâm hại, chúng ta đang xây dựng một tương lai an lành và bảo vệ tốt nhất cho con chúng ta. Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp về phòng chống xâm hại và gìn giữ sự an toàn cho trẻ em, để bé có thể phát triển và trưởng thành trong một môi trường tốt đẹp.
CÔNG TY TNHH TM & DV VĂN HÓA ĐINH TỊ
TRỤ SỞ: Nhà NV22 - Khu 12 - Ngõ 13 Lĩnh Nam - P. Mai Động - Q. Hoàng Mai - TP. Hà Nội
VPMN: Số 78 - Đường số 1 - P. 4 - Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0247.309.3388 - Email: contacts@dinhtibooks.vn - Mst: 0101884041
Đọc tiếp
Tin liên quan
Sản phẩm mới