05 cách tạo cảm xúc tích cực cho bé ngay tại nhà
Phát triển trí tuệ cảm xúc cho bé trong những năm đầu đời rất quan trọng, quyết định đến sự thành công và hạnh phúc của con trong tương lai. Đinh Tị mách nhỏ một vài cách tạo cảm xúc tích cực cho con mà cha mẹ có thể áp dụng hàng ngày nhé!
HƯỚNG DẪN BÉ GỌI TÊN CẢM XÚC
Bé sẽ nói ra được đúng mong muốn và suy nghĩ của bản thân khi bé hiểu và biết gọi tên chính xác những cảm xúc mình đang có. Có một số cách dạy bé gọi tên cảm xúc như:
- Làm các biểu cảm khác nhau và dạy trẻ nhận biết thế nào là khuôn mặt vui, buồn, ngạc nhiên,...
- Thường xuyên hỏi trẻ về cảm nhận của bản thân: Có phải con đang thấy buồn không? Con có vui khi được bố tặng quà không? Đi tiêm con cảm thấy như thế nào?....
- Đọc sách “Cảm xúc này là gì nhỉ?” giúp trẻ nhận biết tên gọi cảm xúc và thể hiện cảm xúc đúng trong tình hoàn cảnh khác nhau.
DẠY BÉ QUY LUẬT CHO - NHẬN
Cha mẹ hướng dẫn trẻ khi nhận được một món quà hoặc một sự giúp đỡ, con sẽ nói những lời cảm ơn chân thành và phù hợp. Như vậy không chỉ nuôi dưỡng một em bé lễ phép, và còn tích lũy cảm xúc tốt đẹp cho con.
Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ chia sẻ, từ những việc đơn giản như: giúp việc nhà, cho bạn chơi chung đồ chơi, chia đồ ăn cho anh chị em…cho đến những việc to lớn hơn nhưng chung tay đóng góp quỹ từ thiện, giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn…Tất cả những điều này sẽ nuôi dưỡng tâm hồn bác ái, sẻ chia và giàu cảm xúc yêu thương cho trẻ.
KHEN NGỢI TÍCH CỰC
Những lời khen tích cực giúp trẻ tự tin vào bản thân. Cha mẹ đừng tiếc khen ngợi và cổ vũ khi con, nhưng cũng đừng khen ngợi bừa bãi tránh để bé tự kiêu nhé.
Ba mẹ cũng nên là tấm gương về sự tích cực cho trẻ, hướng dẫn con luôn lạc quan, không đổ lỗi, tập trung tìm giải pháp cho các vấn đề gặp phải. Chắc chắn con sẽ trưởng thành về mặt cảm xúc và hạnh phúc tin tưởng và tương lai.
TÔN TRỌNG CẢM XÚC CỦA BÉ
Thật vô lý khi con khóc chúng ta lại muốn con “nín, nín ngay” mà không cần biết vấn đề con đang gặp phải là gì. Sự chuyên quyền, áp đặt sẽ con tự tin và sợ hãi, thu mình, ngại giao tiếp và không thể chia sẻ để đón nhận nhiều điều tuyệt vời trong cuộc sống.
Cha mẹ cần tôn trọng cảm xúc của con. Theo từng độ tuổi, con có những cách giao tiếp khác nhau với chúng ta. Khi còn nhỏ, tiếng khóc là cách con bày tỏ vấn đề nên cha mẹ hãy bình tĩnh tìm hiểu, hỏi chuyện và giúp con xử lý vấn đề. Lớn dần lên con có quan điểm riêng về trang phục, đồ chơi, đồ ăn, rồi xa hơn nữa là chọn trường chọn lớp….cha mẹ nên là người phân tích, đưa ra những lợi ích cũng như khó khăn dựa trên kinh nghiệm cha mẹ có; còn lại phần lớn con sẽ đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với điều đó.
THƯỜNG XUYÊN TƯƠNG TÁC VÀ THỂ HIỆN YÊU THƯƠNG VỚI BÉ
Trẻ sẽ lớn rất nhanh và không còn quá gần gũi bố mẹ. Những năm tháng đầu đời, hãy ôm ấp, chia sẻ, nói lời yêu thương, dành thời gian chất lượng nhiều nhất có thể cho con. Những đứa trẻ được lớn lên trong tràn ngập yêu thương sẽ không thể là đứa trẻ nghèo nàn về cảm xúc được đúng không?
Nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc của bé cũng quan trọng như chăm lo thể chất và trí tuệ. Hãy để những cuốn sách tương tác thông minh độc đáo, vui nhộn và ý nghĩa đồng hành cùng cha mẹ trong hành trình cùng con khôn lớn nhé.
Đọc tiếp
Tin liên quan
Sản phẩm mới
Tin đọc nhiều